Chuyên đào tạo tiếng Anh cho trẻ em từ 3 đến 12 tuổi

dạy tiếng anh khóa học lịch khai giảng skc tiếng anh tại hà nội tiếng anh giao tiếp đào tạo tiếng anh tiếng anh qua hình ảnh kinh nghiệm học tiếng anh tiếng anh trẻ em tiếng anh thiếu nhi khóa học tiếng anh câu lạc bộ tiếng anh 30 phút tiếng Anh trung tâm ngoại ngữ video học tiếng anh trung tâm anh ngữ mần non trẻ em học tiếng anh smart kids centre trung tâm tiếng anh tiểu học trung tâm tiếng anh cho trẻ em bài tập tiếng anh

16 tháng 7, 2013

Tiếng Anh cho học sinh tiểu học




Bất cứ một ngôn ngữ nào khi giao tiếp chúng ta cũng cần phải có một vốn từ nhất định để trình bày, diễn đạt. Mặt khác, với lứa tuổi học sinh tiểu học, việc tiếp thu sâu sắc bản chất của một ngôn ngữ còn quá khó. Chúng ta chỉ cần yêu cầu các em hiểu và biết được “Tiếng Anh” là gì? Từ ngữ trong tiếng Anh có nghĩa tiếng Việt là gì?
Để có được một câu hay và hoàn chỉnh đúng ngữ pháp, trước hết các em phải có nguồn từ vựng phong phú và cách dùng từ như thế nào cho hợp lý. Và làm sao để học và nhớ được từ, nhớ từ vựng một cách tốt hơn. Sau đây Smart Kids Centre xin đưa ra một vài kinh nghiệm trong quá trình dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh.

1. Presentation( Giới thiệu từ)
Đây là phần giới thiệu từ vựng. Giáo viên phải giới thiệu cho học sinh biết được hình thái (cách phát âm và chữ viết) và ngữ nghĩa của từ. Với phần này người dạy có thể dùng một trong các cách sau để giới thiệu từ một cách sinh động:
Ex: Khi dạy từ table ( cái bàn) người dạy đọc từ này ra và viết lên bảng ( giới thiệu hình thái từ) và giới thiệu nghĩa từ bằng các cách sau:

tieng-anh-tieu-hoc

-    Dùng đồ vật thực trong lớp ( realia), hoặc các đồ chơi của trẻ em, mô hình ( toys, objects, visuals)…
-    Vẽ trực tiếp hình trên bảng ( drawing), dùng tranh ảnh ( pictures), biểu đồ ( charts), tranh treo tường, tấm bìa có dán tranh cắt ra từ các hoạ báo hay tạp chí…
-    Cho người học bắt chước, người dạy dùng nét mặt cử chỉ điệu bộ, hành động ( body language, action) …
-    Đối chiếu, so sánh với những từ đã học ( Synonym/ Antonym - đồng nghĩa và phản nghĩa).
-    Liệt kê tên ( Enumeration): Ví dụ khi dạy từ house ( ngôi nhà) người dạy có thể liệt kê các thành phần có liên quan đến ngôi nhà như: window, door, room, bathroom, living room…
-    Cho định nghĩa ( Definition), giải thích ( Explanation), diễn giảng ( Paraphrasing), ví dụ ( Example) hoặc dịch nghĩa từ ( Traslation).
-    Đoán nghĩa và khám phá nghĩa của từ qua một số bài tập đơn giản như: tra từ điển, ghép từ và tranh minh hoạ từ, ghép từ và nghĩa…
2. Teaching ( Dạy từ)
-Khi dạy nghĩa từ, người dạy không nên dịch nghĩa từ suông, mà cần cho ví dụ minh hoạ cho nghĩa và cách dùng từ để người học hiểu và nhớ lâu. Chỉ dùng Tiếng việt dạy nghĩa từ khi từ là một danh từ trừu tượng.
Ex: Dạy từ table, chair, desk… người dạy vừa giới thiệu hình thái của từ vừa giới thiệu nghĩa từ đồng thời cho một ví dụ để học sinh nhớ bằng cách:
T:( chỉ vào cái bàn và nói): Look! This is a table ( Đây là một cái bàn). A table. A table.
Sts: A table.
T: ( chỉ vào cái bàn): What’s it?
Sts: A table.
T: In Vietnamese?
Sts: cái bàn.
Như vậy học sinh vừa biết được nghĩa của từ table vừa biết đặt câu với từ table.
- Sau khi giới thiệu nghĩa của từ, để kiểm tra lại mức độ tiếp thu của người học, giáo viên yêu cầu người học nói lại nghĩa của từ bằng tiếng Anh/ Việt tuỳ trình độ. Bước này giúp cho người học hiểu và khuyến khích họ lắng nghe cách dùng từ trong văn cảnh tiếng Anh. Ví dụ muốn kiểm tra lại người học nghĩa của từ “ house”, người dạy có thể dùng một số hình vẽ trong đó có hình ngôi nhà và người học sẽ chỉ ra nghĩa của từ “ house”.

ve-len-bang

- Với người học tiếng Anh là học sinh tiểu học thì việc học và nhớ nghĩa từ là điều vô cùng quan trọng trong việc học tiếng. Vì thế người dạy không nên cho người học ngồi lặp lại từ quá nhiều lần. Điều này dễ làm cho các em chán và không đem lại hiệu quả cho việc nhớ nghĩa từ. Các em sẽ được kiểm tra cách đọc và nghĩa từ kết hợp bằng cách khuyến khích các cá nhân hoặc các nhóm thi xem em nào nói đúng nghĩa hoặc đọc đúng từ mà người dạy đưa ra sẽ có thưởng. Đây là một hoạt động gây nhiều hứng thú nhất ở lứa tuổi của các em.
- Đối với các lớp học tiếng Anh ở bậc mẫu giáo hoặc tiểu học người dạy không phiên âm các từ mới. Chỉ nên khuyến khích các em nghe và phát âm các từ theo mức độ nghe của mình và ghi chú cách đọc của từ bằng tiếng việt theo sự hiểu biết của mình. Vì trình độ tiếng Việt của các em còn hạn chế, do đó nên tập trung vào việc học chữ viết của cả hai hệ thống tiếng Việt và tiếng Anh. Không nên bắt các em học kí hiệu phiên âm quốc tế sẽ làm cho các em nhầm lẫn giữa chữ viết và kí hiệu phiên âm của từ.
- Có những trường hợp từ vựng được dạy gồm nhiều từ đi với nhau thì có nghĩa khác còn khi tách riêng từng từ một thì lại có nghĩa khác, ví dụ như từ “ Good morning”( Chào buổi sáng). Đây là một đơn vị từ gồm 2 từ “ Good” ( tốt) và “ morning” ( buổi sáng), hoặc như đơn vị từ “ Nice to meet you”( Rất vui được gặp bạn) gồm 4 từ riêng biệt có nghĩa ghép lại: “ nice” ( tốt, đẹp), “ to meet” ( gặp), “ you” ( bạn). Nếu ghép đúng nghĩa các từ lại với nhau thì câu sẽ không có nghĩa như nguyên bản tiếng Anh và sẽ làm cho các em hoang mang nhầm lẫn. Vì thế người dạy không nên tách ra từng từ để dạy trong những trường hợp như thế. Trong tiếng Anh có rất nhiều trường hợp như thế, do đó người dạy phải khuyến khích các em có những mẩu giấy hoặc sổ tay nhỏ để ghi chép các từ và thành ngữ tiếng Anh có ghi chú nghĩa và cách dùng.
- Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi dễ học theo cái gì sẵn có. Vì thế người dạy không nên giải thích nhiều về cấc trúc trong các đơn vị từ. Trong chương trình tiếng Anh lớp 4, các em học mẫu câu “ Would you like some milk?”. Mặc dù đây là một cấu trúc ngữ pháp hoàn chỉnh, nhưng với chương trình tiếng Anh giao tiếp theo phương pháp chức năng/ ý niệm, thì người dạy cần xem nó là một đơn vị từ vựng tránh việc người học phân tích cấu trúc và chỉ đơn giản giải thích cho các em hiểu nghĩa của câu này dùng để “ mời ai một thứ gì” và chỉ cần đưa ra thêm một số ví dụ nữa là đủ: “ Would you like some water?”, “Would you like some ice-cream?”…
- Đôi lúc người dạy cần phải giải thích sự khác biệt về nghĩa chứ không chỉ cho nghĩa của từ. Ngôn ngữ là một hệ thống, vì vậy việc giải thích nghĩa nên thông qua hình ảnh và so sánh đối chiếu. Ví dụ để dạy nghĩa của hai từ “big” và “small”, người dạy chỉ cần vẽ lên bảng 2 cái thước kẻ một cái lớn và một cái nhỏ như vậy người học sẽ hình dung ra ngay nghĩa của từng từ.
- Trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt, một từ thường có những liên hệ với các từ khác. Vì vậy, việc dạy từ theo mối quan hệ đồng nghĩa và phản nghĩa cũng rất hiệu quả. Đồng nghĩa không có nghĩa là giống hệt nhau mà chúng có nghĩa tương tự: Ví dụ như từ “ see”( nhìn, thấy, xem) và từ “ look”( nhìn); hoặc từ “ table” và từ “ desk”( cái bàn)
- Việc dạy từ vựng đã là một vần đề quan trọng nhưng việc học như thế nào để nhớ được từ lâu cũng quan trọng không kém. Người dạy không nên ép buộc người học phải học theo một cách gò bó nhất định mà khuyến khích động viên người học chủ động nghĩ ra cách học thuộc từ theo kiểu của riêng mình. Tuy nhiên, người dạy có thể đưa ra một số kinh nghiệm của mình làm tâm điểm giúp người học bước đầu thử nghiệm.
- Để quá trình dạy và học từ vựng có hiệu quả không nhàm chán, người dạy phải luôn thay đổi cách dạy nghĩa từ. Có nghĩa là luôn thay đổi các kĩ thuật dạy từ vựng sao cho lôi cuốn và làm cho người học dễ nhớ. Một số phương pháp mà gây hứng thú cũng như sự hiếu kỳ của học sinh bậc tiểu học như: Vẽ hình trực tiếp lên bảng không cần sắc sảo mà chỉ cần bằng những hình que ( stick figures) hoặc là dùng các đồ vật thật chẳng hạn như đồ chơi hay là diễn tả bằng hành động… Sinh động và sôi nổi hơn nữa người dạy có thể cho người học bắt chước thực hiện việc vẽ hình, đưa các đồ vật hoặc làm những hành động cho các từ đã được học. Đây là những cách mà chúng ta thật sự thu hút sự tập trung chú ý của học sinh đồng thời giúp các em nhớ từ lâu hơn.
3. Practice ( Luyện tập)
- Sau khi người học đã hiểu nghĩa từ người dạy có thể cho người học luyện tập bằng cách làm một số bài tập để giúp họ hiểu rõ thêm cách dùng từ qua các hoạt động trong lớp đồng thời giúp người học rèn luyện thêm một số kỹ năng khác như nghe, nói… Một số các hoạt động gợi ý như sau:
+ Phản ứng toàn thân (Total Physical Response-TPR):

ghep-ten

Ex:   T: Stand up.
        Sts: ( thực hiện hành động đứng lên)
        T: Sit down.
        Sts: ( thực hiện hành động ngồi xuống)
+ Nối ( matching): Nối các từ/ cụm từ ở cột A với các từ ở cột B. Nối từ/ cụm từ với tranh/ đồ vật…
Ex: Nối từ/ cụm từ với tranh   
+ Trò chơi và hoạt động dạy từ ( Games and Activities):
* Matching pairs ( ghép đôi): Dùng nhóm thẻ A ( viết các từ tiếng Anh), nhóm thẻ B ( viết nghĩa của các từ đó). Xáo trộn 2 nhóm thẻ. Sau đó phát  cho tùng nhóm người học mỗi nhóm một bộ thẻ gồm cả nhóm A và nhóm B. Quy định thời gian xem nhóm nào ghép đúng các thẻ nhiều hơn.
* Crossword Puzzle ( Ô chữ)
* Rub out  and remember
* Slap the board
* What and where
* Picture drill            
* Guess the picture
* Snakes and ladders
* Simon says
* Bingo
* Kim’s Game
* Chinese Whisper
* Hang man
* Real drill
* Board drill
* Ordering
4. Những phương pháp bổ trợ
Ngoài việc thực hành để hiểu và nhớ từ bằng các hình thức bài tập nêu trên, cô giáo có thể cho người học thực hành thêm nhằm mục đích củng cố hay tổng kết lại các nội dung hoặc lĩnh vực từ vựng mà các em đã được học ( Further Practice) bằng cách tổ chức các trò chơi nhỏ như: Lucky numbers; Pelmanism; Jumble words; Dictation Lists; Network; Finding Friends; Wordstorm; Noughts and Crosses…
Ngoài ra đồ dùng cho học tập và giảng dạy như tranh ảnh, lịch cũ, bìa cứng, các con vật và đồ vật bằng nhựa như đồ chơi trẻ em cũng giúp các em nhớ từ nhanh hơn… Bởi vì lứa tuổi các em học sinh bậc tiểu học luôn thích khám phá trực quan sinh động.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà Smart Kids Centre đã tích lũy và áp dụng thành công trong giảng dạy tiếng Anh cho các bé lứa tuổi tiểu học tại trung tâm. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn không ngừng nghiên cứu cũng như tìm tòi các phương pháp hay, hiệu quả trên thế giới để áp dụng trong việc dạy và học. Góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho các con tiến tới tương lai, hoàn thành sứ mệnh của Smart Kids Centre - là nơi ươm mầm tài năng trẻ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét