Chuyên đào tạo tiếng Anh cho trẻ em từ 3 đến 12 tuổi

dạy tiếng anh khóa học lịch khai giảng skc tiếng anh tại hà nội tiếng anh giao tiếp đào tạo tiếng anh tiếng anh qua hình ảnh kinh nghiệm học tiếng anh tiếng anh trẻ em tiếng anh thiếu nhi khóa học tiếng anh câu lạc bộ tiếng anh 30 phút tiếng Anh trung tâm ngoại ngữ video học tiếng anh trung tâm anh ngữ mần non trẻ em học tiếng anh smart kids centre trung tâm tiếng anh tiểu học trung tâm tiếng anh cho trẻ em bài tập tiếng anh

Trung tâm tiếng Anh trẻ em Smart Kids Centre

Chuyên đào tạo tiếng Anh cho trẻ em từ 3 đến 12 tuổi

Trung tâm tiếng Anh

Chuyên đào tạo tiếng Anh với giáo viên bản ngữ

Trung tâm tiếng Anh cho trẻ em tại Hà Nội

Chính thức thành lập vào ngày 1.7.2007 tại Hà Nội với sứ mệnh trở thành tổ chức giáo dục tiếng Anh trẻ em số nhất tại Việt Nam.

Môi trường học tập và phát triển tiếng Anh tốt cho trẻ em

Hệ thống giáo trình tiêu chuẩn, các thiết bị học tập tiếng Anh hiệu quả.

Lớp học thân thiện cho các bé học tập

Phát triển tối đa 8 khả năng học tập của bé, nghe, nói, đọc, viết...

Với đội ngũ giáo viên bản ngữ và giáo viên trợ giảng Việt Nam

Đội ngũ giảng viên bản ngữ các nước Anh,Mỹ,Canada.Trợ giảng là giảng viên của các trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội...

19 tháng 6, 2013

101 tính từ tiếng Anh thông dụng





Smart Kids Centre giới thiệu đến các bạn 101 tính từ được dùng phổ biến trong tiếng Anh. Chúng ta hãy cùng bổ sung vào vốn từ vựng tiếng Anh của mình các tính từ hữu ích này nhé!
1. Tall: Cao
2. Short: Thấp

3. Big: To, béo
4. Fat: Mập, béo
5. Thin: Gầy, ốm

6. Clever: Thông minh
7. Intelligent: Thông minh

8. Stupid: Đần độn
9. Dull: Đần độn

10. Dexterous: Khéo léo
11. Clumsy: Vụng về

12. Hard-working: Chăm chỉ
13. Diligent: Chăm chỉ
14. Lazy: Lười biếng

15. Active: Tích cực
16. Positive: Tiêu cực

17. Good: Tốt
18. Bad: Xấu, tồi

19. Kind: Tử tế
20. Unmerciful: Nhẫn tâm
21. Blackguardly: Đểu cáng, đê tiện

22. Nice: Tốt, xinh
23. Glad: Vui mừng, sung sướng
24. Bored: Buồn chán

25. Beautiful: Đẹp
26. Pretty: Xinh, đẹp
27. Ugly: Xấu xí

28. Graceful: Duyên dáng
29. Clunky: Vô duyên

30. Cute: Dễ thương, xinh xắn
31. Bad-looking: Xấu

32. Love: Yêu thương
33. Hate: Ghét bỏ

34. Strong: Khoẻ mạnh
35. Weak: Ốm yếu

36. Full: No
37. Hungry: Đói
38. Thirsty: Khát

39. Naive: Ngây thơ
40. Alert: Cảnh giác

41. Keep awake: Tỉnh táo
42. Sleepy: Buồn ngủ

43. Joyful: Vui sướng
44. Angry, mad: Tức giận

45. Young: Trẻ
46. Old: Già

47. Healthy, well: Khoẻ mạnh
48. Sick: Ốm

49. Polite: Lịch sự
50. Impolite: Bất lịch sự

51. Careful: Cẩn thận
52. Careless: Bất cẩn

53. Generous: Rộng rãi, rộng lượng
54. Mean: Hèn, bần tiện

55. Brave: Dũng cảm
56. Afraid: Sợ hãi
57. Courage: Gan dạ, dũng cảm
58. Scared: Lo sợ

59. Pleasant: Dễ chịu
60. Unpleasant: Khó chịu

61. Frank: Thành thật
62. Trickly: Xảo quyệt, dối trá

63. Cheerful: Vui vẻ
64. Sad: Buồn sầu

65. Liberal: Phóng khoáng, rộng rãi, hào phóng
66. Selfish: Ích kỷ

67. Comfortable: Thoải mái
68. Inconvenient: Phiền toái, khó chịu

69. Convenient: Thoải mái,
70. Worried: Lo lắng

71. Merry: Sảng khoái
72. Tired: Mệt mỏi

73. Easy-going: Dễ tính
74. Difficult to please: Khó tính

75. Fresh: Tươi tỉnh
76. Exhausted: Kiệt sức

77. Gentle: Nhẹ nhàng

78. Calm down: Bình tĩnh
79. Hot: Nóng nảy

80. Openheard, openness: Cởi mở
81. Secretive: Kín đáo

82. Passionate: Sôi nổi
83. Timid: Rụt rè, bẽn lẽn
84. Sheepish: e thẹn, xấu hổ

85. Shammeless: Trâng tráo
86. Shy: Xấu hổ

87. Composed: Điềm đạm
88. Cold: Lạnh lùng

89. Happy: Hạnh phúc
90. Unhappy: Bất hạnh
91. Hurted: Bị xúc phạm, tổn thương, đau khổ

92. Lucky: May mắn
93. Unlucky: Bất hạnh

94. Rich: Giàu có
95. Poor: Nghèo khổ

96. Smart: Lanh lợi
97. Uneducated: Ngu dốt

98. Sincere: Chân thực
99. Deceptive: Dối trá, lừa lọc

100. Patient: Kiên nhẫn
101. Impatient: Không kiên nhẫn

18 tháng 6, 2013

Chủ đề sinh hoạt CLB SKC Engflish Club tuần 3 tháng 6

Chủ đề sinh hoạt CLB SKC English Club tuần 3 tháng 6

 In the Kitchen

Trong sinh hoạt hàng ngày, những bữa ăn bổ dưỡng là điều kiện thiết yếu để có một cơ thể khỏe mạnh và những giây phút xum họp ấm áp bên gia đình. Bạn đã bao giờ tự tay vào bếp nấu cho bố mẹ mình một bữa ăn ngon  miệng chưa? Bạn đã giúp mẹ chuẩn bị nấu ăn như thế nào? Chúng mình cần dùng những gì để chế biến và làm chín thức ăn nhỉ?


Hãy cùng SKC English Club vào bếp với chủ đề “ In the Kitchen ” để khám phá các từ vựng và  hành động quen thuộc hàng ngày trong gian bếp nhà chúng ta bằng tiếng Anh nhé !



Với nhiều trò chơi hấp dẫn và nội dung sinh hoạt lôi cuốn, buổi sinh hoạt tuần này hứa hẹn sẽ mang đến cho các các bạn nhỏ những kiến thức bổ ích, những giờ chơi tiếng anh cực kì vui nhộn xung quanh chủ đề thảo luận : “ In the Kitchen” của chúng ta.



Hãy điền vào form đăng kí tham gia CLB để trải nghiệm những giờ phút thực hành tiếng Anh tuyệt vời các bạn nhé !
SKC English Club
SMART KIDS CENTRE
Địa chỉ: Số 15B, Ngõ 49, Phố Vạn Bảo, Quận Ba Đình, Hà nội
Điện thoại: (84.4) 66.808.007 - Fax: (84.4) 8.235.680


14 tháng 6, 2013

Lợi ích của việc dạy tiếng Anh sớm cho trẻ




Trước đây người ta vẫn thường nghĩ học tiếng Anh ở lứa tuổi đang bắt đầu học tiếng mẹ đẻ có thể khiến trẻ lẫn lộn, nhầm lẫn, từ đó ngăn trở việc học đọc - viết sau này. Nhưng các nhà nghiên cứu về học song ngữ đã đưa ra những kết luận hoàn toàn trái ngược và đáng kinh ngạc.
Đó là việc học đồng thời 2 ngôn ngữ giúp trẻ em trở nên linh hoạt, thông minh, có khả năng tập trung cao hơn. Barbara Lust, một chuyên gia ngôn ngữ và tâm lý phát triển trẻ em, cho rằng khả năng tập trung cao là chìa khóa cho sự thành công trong học tập và là biểu hiện cao nhất của khả năng sẵn sàng đi học ở trẻ mầm non.
1. Học ngoại ngữ giúp trẻ thông minh hơn

Theo kết quả nghiên cứu 5 năm của Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ Cornell, học sớm ngôn ngữ thứ 2 không ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại giúp trẻ tập trung chú ý tốt hơn trong khi học so với trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, tiếng Anh hỗ trợ tiếng mẹ đẻ hình thành và phát triển tối đa trí thông minh ngôn ngữ nếu được giới thiệu sớm và bằng phương pháp phù hợp.
Trẻ nhỏ có thể tiếp thu hơn một thứ tiếng cùng một lúc rất tự nhiên, thoải mái hơn chúng ta vẫn tưởng. Trẻ mầm non có thể học rất nhanh tiếng Anh khi được “tắm” trong môi trường ngôn ngữ thường xuyên, tích cực mà chúng đang học.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn đưa ra những bằng chứng về các lợi ích khác mà trẻ có được khi học song ngữ (being bilingual). Đó là:
• Phát triển tốt hơn về kỹ năng xã hội từ sự tiếp cận nền văn hóa khác trên thế giới, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và tâm thế tự tin.
• Kỹ năng phát âm tốt hơn (cả tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng Anh).
• Khả năng quan sát đối chiếu, so sánh linh hoạt do trẻ luôn chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia.
• Từ mới sinh tới 6 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất cho việc học song ngữ. Qua giai đoạn này chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, nhưng hiệu quả sẽ kém hơn.

2. Điều kiện cho việc học tiếng Anh hiệu quả
 • Hãy cho trẻ “tắm” (tiếp xúc thường xuyên) trong môi trường tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh ngay khi mới sinh.
• Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nghe tiếng Anh trong ngữ cảnh hằng ngày giống như tiếng mẹ đẻ. Nghe là kỹ năng cực kỳ quan trọng việc học ngôn ngữ. Ngôn ngữ được bắt đầu học từ nghe - nói - đọc - viết. Ngoài giờ học, trẻ có thể xem tivi, nghe thơ, chuyện, bài hát qua băng cassettes. Trẻ cũng có thể nghe người nước ngoài nói chuyện. Hiện nay có rất nhiều nguồn tài liệu (băng đĩa, phim ảnh, phần mềm trò chơi...) cho cha mẹ lựa chọn.
• Trẻ không nhất thiết phải hiểu những gì chúng nghe. Ngữ điệu, âm thanh, cảm xúc lời nói…cũng giúp ích rất nhiều. Trẻ có thể không hiểu hết ngữ nghĩa, nhưng chúng có thể phân biệt ngôn ngữ này với tiếng mẹ đẻ và dùng khả năng suy đoán để hiểu ý chính: ai đang ra lệnh, ai đang đặt câu hỏi, ai đang vui… Ngoài ra, những từ được lặp lại nhiều lần với sự trợ giúp của hình ảnh, ngữ cảnh giúp bé hiểu ý nghĩa thực của chúng. Ví như đứng lên, ngồi xuống, cầm lấy, con chó... Đó là điều kiện rất tốt để học ngoại ngữ thành công sau này. Kỹ năng suy đoán giúp trẻ học nhanh nhiều thứ, trong đó có cả ngôn ngữ.

 • Bạn hãy nhớ rằng không cần thiết phải chú tâm dạy ngôn ngữ nào đó cho một đứa trẻ tuổi mầm non. Trẻ học một cách thoải mái, tự nhiên nhờ khả năng mà các nhà tâm lý học gọi là “tính hồn nhiên nhận thức”. Càng lớn tính vô tư (spontaneousness), không gò bó, không biết ngượng ngập này sẽ dần mất đi khi trẻ học và ứng xử theo các quy tắc xã hội.
• Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe thường xuyên, cả bằng tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2. Hãy tổ chức các trò chơi bằng cả 2 thứ tiếng (luân chuyển) để trẻ có thể học mà chơi đúng theo đặc điểm hoạt động nhận thức của chúng.
• Nếu bạn là người nói được ngôn ngữ này, hãy nói chuyện với trẻ bằng cả 2 thứ tiếng. Đừng sợ trẻ bị lẫn lộn (confusing). Giai đoạn đó sẽ qua mau, không hại gì, chỉ làm trẻ trở nên linh hoạt, dịch chuyển ý tưởng nhanh hơn các bạn chỉ học tiếng mẹ đẻ.

12 tháng 6, 2013

Sử dụng google để học tiếng Anh hiệu quả



Với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, hầu hết mọi người đều học tiếng Anh qua mạng vì vừa hiệu quả, đơn giản mà lại tiết kiệm khá nhiều thời gian. Vậy có bao nhiêu bạn biết sử dụng trang tìm kiếm Google để học tiếng Anh một cách tốt nhất. Smart Kids Centre xin giới thiệu đến các bạn một số cách sử dụng Google để học tiếng Anh hữu ích và tiện dụng.
1. Sử dụng Google kiểm tra viết như thế nào?
Giả sử bạn muốn viết “When did you get here?” ( Anh đến đây khi nào?) và không chắc nên sử dụng thì hiện tại hoàn thành hay quá khứ đơn giản. Thế là bạn thực hiện hai bước tìm kiếm trên Google:
• "When did you get here?" (28.200 kết quả)
• "When have you got here?" (1 kết quả)
(Chú ý sử dụng dấu trích dẫn để yêu cầu Google chỉ tìm những cụm từ kết hợp chính xác như thế).

thu-thuat-dung-google

Lần tìm kiếm đầu tiên tìm được hơn 28.000 kết quả, còn lần thứ hai chỉ có 1. Vì thế dễ dàng thấy câu đầu tiên đúng. Tất nhiên, kết quả không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nhiều trang web trên mạng cũng có lỗi câu. Bạn cần kiểm tra ngữ cảnh để đảm bảo cụm từ đó có thể được dùng để biểu đạt nghĩa bạn muốn.
2. Sử dụng dấu hoa thị như thế nào?
Giả sử bạn muốn nói “That sounds pretty silly, doesnt it?” ( Điều đó nghe có vẻ ngớ ngẩn nhỉ?), nhưng bạn không chắc phải sử dụng câu hỏi đuôi nào ở cuối câu ( doesnt it hay doesnt that?). Bạn lại tiến hành hai bước tìm kiếm trên Google:
• "That sounds really nice, doesnt it?" ( Cái đó nghe thật sự hay đấy nhỉ?) ( 28 kết quả)
• "That sounds really nice, doesnt that?" ( 3 kết quả)
Lần này thì bạn thất vọng rồi. Cả hai lần tìm kiếm đều tìm được ít kết quả, khiến bạn không thể biết chắc thực sự câu nào là đúng. Nhưng có một thủ thuật rất hay sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề. Chỉ đơn giản thay thế các từ really và nice bằng các dấu hoa thị:
• "That sounds * *, doesnt it?" (160.000 kết quả)
• "That sounds * *, doesnt that?" (680 kết quả)

cum-tu-tieng-anh

Bây giờ thì rõ ràng câu đầu đúng. Google đã tìm kiếm được trên 160.000 kết quả với những câu có cấu trúc tương tự.
3. Tìm định nghĩa các từ tiếng Anh trong Google như thế nào?
Giả sử bạn muốn biết tank top nghĩa là gì. Định nghĩa từ một cuốn từ điển sẽ không giải thích nhiều:
tank top = (American English) a piece of clothing like a T-shirt but with no sleeves
(Tiếng Anh Mỹ) một loại áo giống áo lót dệt kim ngắn tay nhưng không có tay.
Thay vì phải tra từ điển, bạn có thể tìm kiếm từ đó trên Google. Hãy nhìn vào thanh màu xanh bên trên các kết quả tìm được, chúng được trình bày như sau:
Web Results 1 - 10 of about 11,500,000 for tank top [definition]. (0.23 seconds)
---Kết quả 1-10 trên tổng số 11.500.000 kết quả tìm được cho từ tank top [định nghĩa] (0,23 giây)---


tank-tops

Nếu bạn nháy vào đường link [definition], một trang mới sẽ mở ra. Ở đó bạn có thể tìm thấy định nghĩa chi tiết cho từ tank top, cũng như đường dẫn vào trang Wikipedia ( cuốn bách khoa toàn thư miễn phí trên mạng). Nó sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn và quan trọng hơn là cả hình ảnh.
Bạn cũng có thể sử dụng chức năng Tìm kiếm Hình ảnh của Google (Googles Image Search) để tìm hình ảnh của tank tops.
4. Tìm kiếm lời bài hát trên Google như thế nào?
Nếu bạn biết tác giả và tên bài hát thì chỉ cần gõ vào ô tìm kiếm cùng với từ “lyrics” (lời bài hát). Ví dụ: lyrics U2 Beautiful Day.

lyrics

Bạn không biết tên bài hát? Không hề gì. Nếu bạn biết một vài từ trong bài hát, Google có thể tìm bài hát đó cho bạn. Hãy thử gõ vào các từ sau lyrics "I see skies of blue".

Luyện nghe tiếng Anh hiệu quả bằng V.O.A special English

Bạn đã học qua những khóa ngữ âm cơ bản? Nâng cao? Nhưng vẫn chưa hài lòng với khả năng phát âm của mình? Đó là một điều khó khăn chung của những người học tiếng Anh. Phần vì ngữ âm khá máy móc và phức tạp, phần vì thiếu môi trường luyện tập. Hôm nay, Smart Kids Centre sẽ giới thiệu cho các bạn những kinh nghiệm luyện nghe tiếng Anh và thực hành phát âm hiệu quả bằng kênh V.O.A special English ( kênh V.O.A đặc biệt )



Gọi là kênh V.O.A đặc biệt là bởi vì các bản tin được phát thanh viên nói với tốc độ chậm, rất dễ nghe, khiến cho người học rất hứng thú vì được cập nhật tất cả những thông tin nóng hổi trên khắp thế giới bằng ngôn ngữ toàn cầu. Cũng như CNN, tần suất của các thông tin trên V.O.A được lặp lại khá nhiều qua truyền thông báo, đài, mạng…Nên bạn không khó khăn gì trong việc đoán nghĩa của từ hoặc nắm bắt nội dung toàn cục một cách tương đối nếu bạn đã có một chút ít tiếng Anh. 

Tuy nhiên, với các bạn ở trình độ "vừa phải", nghe và hiểu được tất cả những thông tin này không phải là vấn đề đơn giản. Vậy làm thế nào để qua vài lần luyện tập, bạn có thể nghe được "Special V.O.A" như nghe "F.M"? Rất đơn giản, bạn hãy thực hiện các bước sau khi nghe một bản tin "Special V.O.A":

Luyện nghe bước 1:

Ở lượt nghe đầu tiên, bạn hãy nhắm mắt lại, tập trung hết sức vào bản tin đó. Hãy nghe xem bản tin đó nói về vấn đề gì. Đừng lo nếu bạn không nghe thấy hết. Nhớ là ở lượt nghe này, chúng ta đang xem "vấn đề gì đang được đề cập tới". Bạn sẽ chỉ cần nghe vài từ là có thể biết được nó đang đề cập đến kinh tế, chính trị, hay văn hoá, và cụ thể đó là vấn đề gì. Hãy thử xem, đơn giản hơn bạn nghĩ nhiều. 

Luyện nghe bước 2:

Hãy chuẩn bị cho mình một tờ giấy trắng và một chiếc bút. Ở lượt nghe thứ hai, chúng ta sẽ vừa nghe vừa take note (ghi tóm tắt). Bạn ghi ra tất cả những từ mà bạn nghe được trong bản tin đó, càng nhiều càng tốt, hãy yên tâm là không ai kiểm tra hay đánh giá chữ viết của bạn, quan trọng là hãy ghi thật nhiều. Ở bước này, chúng ta gần như đã bắt được những ý chính (main points) của bản tin ấy (các ý chính thường được đề cập đến trong câu chủ đề ở đầu, hoặc cuối mỗi đoạn).



Luyện nghe bước 3:

Bước này là để hoàn thiện cho bước thứ 2. Bạn hãy nghe thêm một lần nữa và tiếp tục take note để hoàn thiện hơn cho bản tóm tắt của mình. Lúc này, bạn gần như đã có trong tay bản outline (dàn ý) của người biên tập viên bản tin đó rồi đấy. Bạn có thể lặp lại bước này, tức là nghe và take note thêm một lần nữa để biết thêm nhiều thông tin như bạn muốn.

Luyện nghe bước 4:

Ai cũng biết là các bản tin trong "Special V.O.A" luôn kèm theo các tapescript (bản ghi). Vậy tại sao chúng ta không tận dụng các bản tapescript này nhỉ? Trước hết, ở bước này bạn sẽ vừa nghe vừa nhìn vào bản tapescript để kiểm tra lại các thông tin mà bạn đã ghi được ở trên và biết được thông tin nào còn thiếu, thông tin nào chưa chính xác. Bạn có thể tự cho điểm mình dựa trên độ chính xác và đầy đủ của những thông tin mà bạn đã ghi được.

Luyện nghe bước 5:

Ở bước này, bạn sẽ dựa trên tapescript để phát triển kĩ năng nói. Theo kinh nghiệm của những người Việt "nói tiếng Anh như người bản ngữ" và đã từng sử dụng "Special V.O.A", đây là phương pháp cực kì hữu ích cho bạn luyện ngữ âm.
Bạn vừa nghe, vừa nhìn vào bản tapescript, nhắc lại từng câu theo đúng ngữ điệu của người phát thanh viên. Nếu bạn có thể in ra được bản tapescript, hãy dùng một chiếc bút, gạch dưới mỗi từ hay mỗi đoạn được nhấn mạnh, đánh dấu vào những từ được đọc lướt. Bằng cách này, sau một thời gian nhất định, bạn sẽ có được "native – like pronunciation and intonation" (ngữ âm và thanh điệu giống người bản ngữ).

Luyện nghe bước 6:

Sau khi đã luyện tập pronunciation (ngữ âm), hãy hoàn thiện hơn kĩ năng của bạn bằng việc phát triển tính nature and fluence (tự nhiên và trôi chảy). Trong tay bạn lúc này đã có bản take-note hoàn chỉnh của bản tin, hãy tự mình trình bày một bản tin dựa trên những thông tin bạn đã ghi lại.
Bạn có thể thực hiện bước này nhiều lần, cho đến khi bạn có thể nói như một người phát thanh viên của "Special V.O.A". Không đơn giản để có thể trở thành "native – like speaker" (người nói như người bản ngữ) nhưng nếu kiên trì luyện tập thường xuyên theo các bước đã nêu thì tin rằng bạn sẽ cải thiện được rất nhiều kĩ năng tiếng Anh của mình đấy.


11 tháng 6, 2013

Luyện nghe, nói tiếng Anh cho trẻ qua từng giai đoạn





Trẻ em học tiếng anh cần có môi trường vì vậy việc kết hợp giữa luyện nghe, nói  tiếng Anh cho trẻ em tại trường và tại nhà sẽ mang lại một hiệu quả cực kỳ cao. Nhưng phụ huynh nên nhớ là: đừng tự biến mình thành “cô giáo thứ 2”, mà hãy biến mình thành “ người bạn học lớn tuổi” của con em mình. Trung tâm Anh ngữ Smart Kids Centre xin chia sẻ 3 giai đoạn luyện nghe, nói tiếng Anh cho trẻ để các bậc phụ huynh cùng tham khảo.

1. Giai đoạn 1

Là giai đoạn  yêu cầu phụ huynh thật kiên trì, bền bỉ khi hướng dẫn bé làm quen với một ngôn ngữ mới. Đầu tiên hãy cho bé tập luyện nghe, nói tiếng Anh qua những mẫu câu đã có sẵn trong băng, hoặc những bài đã được dạy trên lớp. Sau một thời gian tiếp xúc với ngoại ngữ mới, bé đã quen với ngữ âm và nhịp điệu chúng ta có thể làm bước tiếp theo. Đó là thay thế những từ vựng tiếng Anh mới học vào các mẫu câu đã học sao cho đúng ngữ pháp. Bạn nên cho bé viết những câu đó lên bảng hay vào giấy để bé dễ dàng phát hiện ra lỗi sai ngữ pháp.

Ví dụ : Sau đây là những mẫu câu mà bé đã được dạy, hoặc là qua băng.
- May I borow your car, please? (Cho tớ mượn xe hơi của bạn nhé?)
Nhưng chúng ta mới học một loại từ vựng
- Newspaper (tờ báo)
- Pen (cây viết)
- Umbrella (cái dù)
Như vậy bé chỉ cần thay thế vi trí của từ " Car" vào các danh từ vừa học, là bé có thể khắc sâu thêm vốn từ vựng vừa học, đồng thời nhớ và thuộc lòng mẫu câu đã học để tới một lúc nào đó bé sẽ phản xạ nhanh khi muốn nói mượn ai một vật gì đó, hay mua những món đồ mà bạn thích. Bạn sẽ không phải suy nghĩ lâu từng từ một. Và đồng thời khi nghe người nước ngoài nói, hoặc nghe qua băng cassette nói là bé có thể nhận được ngay những âm ngữ ấy.

2. Giai đoạn 2

Luyện nghe, nói tiếng Anh thường xuyên bằng cách ứng dụng các vốn từ vựng và các mẫu câu vào các cuộc sinh hoạt trong đời sống hằng ngày của bé hoặc là với bạn bè. Cũng có thể cho bé tự nói một mình và đặt mình trước những bối cảnh rồi tự xử lý, đàm thoại bằng tiếng Anh.
Nói chung là bạn cần đặt ra cho bé những tình huống để luyện nói.
Ví dụ : Bạn đặt ra một câu đơn giản như sau:
- Did you go to school yesterday? ( Hôm qua acon có đi học không?)

Bạn nhớ là phải đặt những câu tùy theo trình độ của bé, không nên nóng vội đặt những câu quá phức tạp, khi chưa học được nhiều ngữ pháp, nhiều từ vựng. Như vậy e rằng sẽ có nhiều trường hợp gây khó cho bé trong khi tiếp tục học những bài sau. Nghĩa là bé có thể bị đọc âm sai, đặt câu sai cấu trúc. Điều này thì thật là nguy hiểm.

3. Giai đoạn 3


- Tập nghe và dịch được những đoạn văn ngắn. Đồng thời cho bé luyện nghe nói lại được những điều băng vừa nói.
- Tập đặt ra các câu để giới thiệu về bản thân bé, về bạn bè bằng tiếng Anh, song bạn hãy cố gắng tự chọn cho mình những câu mà bé đã học.
- Hãy  cho bé tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh vào các ngày rảnh để luyện nghe, nói tiếng Anh thường xuyên hơn, không thì bé rất dễ quên từ.
- Tập nói để luyện giọng, chú trọng sửa những lỗi sai cho bé và nhận xét cái sai của bạn khác để bé tránh những lỗi sai của mình.

Ứng dụng phương pháp Montessori trong dạy tiếng Anh trẻ em

Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Montessori. Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua các giác quan.







Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em. 
Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2- 6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi trường.

 Ứng dụng phương pháp Montessori trong dạy tiếng anh trẻ em tại trung tâm Anh ngữ Smart Kids Centre giúp bé nghe, học và sử dụng từ vựng cụ thể trong tất cả các hoạt động tại lớp, giúp phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng và lưu loát.

Phương pháp Montessori giúp bé phát triển toàn diện 5 mặt: Nhận thức, Thể chất, Ngôn ngữ, Tình cảm - Xã hội và Thẩm mỹ cho các bé từ 2,5 đến 6 tuổi.

- Kỹ năng sống: Bé được trải nghiệm những hoạt động đầu tiên nhằm biết cách tự bảo vệ bản thân và tự tin hơn. Đến với Smart Kids Centre, các bé sẽ được rèn luyện cách ứng xử trong học đường, chào hỏi xã giao, kỹ năng giới thiệu bản thân, thuyết trình bằng tiếng Anh. Đặc biệt, các bé sẽ thấm nhuần các văn hóa, đạo đức đặc trưng của Smart Kids Centre. Đồng thời, mang những nét đẹp văn hóa của SKC rộng rãi tới cộng đồng như văn hóa khen ngợi, văn hóa tập thể và các chuẩn mực văn hóa khác của học sinh








- Cảm nhận qua các giác quan: Chúng tôi đã và đang thiết kế chương trình học mang tính chủ động cho các bé. Thay vì ngồi trật tự trên ghế và lắng nghe giáo viên hướng dẫn, Các bé sẽ được vận dụng tất cả các giác quan để tiếp thu bài học thông qua các trò chơi, làm việc nhóm, Cards, Montesorri trong cách giảng dạy…
Các giác quan như xúc giác, vị giác, khứu giác, thính giác và thị giác được phát huy tối đa, từ đó giúp bé học được tính độc lập, sự tập trung, tự ý thức, lòng tự trọng, tính tự chủ.

- Ngôn ngữ: Bé được nghe, học và sử dụng từ vựng cụ thể trong tất cả các hoạt động tại lớp thông qua giáo viên nước ngoài, giúp bé phát triển khả năng tư duy và trí thông minh ngôn ngữ. Đây là điểm quan trọng trong việc tiếp thu ngôn ngữ mới theo một cách tự nhiên


 Toán học : Tại Smart Kids Centre, bé được tập trung phát triển tư duy khoa học bằng cách sử dụng  những học cụ sinh động, có thể lượng hóa để khuyến khích phát triển trí thông minh logic, cho bé làm quen với khái niệm về những con số, biết đếm số






- Khoa học thường thức: Thúc đẩy ý thức tự khám phá của bé thông qua nội dung bài học được chúng tôi thiết kế gần gũi, sát với đời sống và sở thích của từng lứa tuổi,  giúp bé có khả năng tự khám phá, hiểu nội dung bài học mà không cần giải thích tiếng Việt kèm theo

- Văn hóa nghệ thuật: Học qua các bài hát, tô màu..Giúp bé tự tin thể hiện mình thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo như âm nhạc, kể chuyện, đóng kịch, biểu diễn, nấu ăn, thủ công, ca múa.


 


Bên cạnh đó, Smart Kids Centre còn tổ chức các hoạt động dã ngoại, các cuộc thi, Câu lạc bộ, các tour giáo dục quốc tế cho các bé. Nhằm giúp các bé khám phá thế giới xung quanh, nâng cao ý thức trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, cũng như tạo môi trường tương tác tiếng Anh nhiều hơn, hiệu quả hơn với các thầy cô tại trung tâm




7 tháng 6, 2013

Bạn có thực sự biết khi nào dùng To - Verb, khi nào dùng V - ing ?


Cái khó của người học tiếng Anh là quy tắc thì nhiều, ngoại lệ cũng không ít. Đơn cử như chúng ta vẫn thường học theo lý thuyết các động từ theo sau là Verb có “to”, không “to” và V-ing. Vậy mà học xong vẫn thấy mới, mà nếu không cảm thấy mới thì lại thấy sai sai hoặc hoài nghi với những kiến thức đã học?
Tất nhiên là không phải vậy, đó là những cách chia động từ rất đa dạng trong văn phạm cũng như tiếng Anh giao tiếp. Với mỗi trường hợp khác nhau, ý nghĩa khác nhau, chúng ta không thể sử dụng trong khuôn mẫu rằng đã là love thì phải theo sau là V – ing. Bây giờ, chúng ta hãy điểm qua những cách sử dụng linh hoạt của động từ theo những trường hợp cụ thể nhé!
1. To - Inf
- Dùng sau những động từ: agree, aim, appear, arrange, ask, attempt, advise, beg, cant afford, cant wait, choose, claim, decide, desire, expect, fail, guarantee, happen, help, hope, learn, know, mange, offer, plan, prepare, pretend, promise, prove, refuse, remind, remember, seem, tend, threaten, turn, tell, out, order, undertake, understand, want, wish
- Môt số chú ý: Sau "like/ love/ prefer/ hate/ start/ intend/ begin/ bother/ continue/ propose..." có thể dùng cả To - inf lẫn V-ing.
Tuy nhiên, To – inf  ta chỉ sử dụng trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể.
Ex : Hôm nay trời mưa, tôi thích nướng bánh quy / It’s rainy today, I love to bake cookie.
Khác hoàn toàn với việc thích cái gì đó như một thói quen.
Ex: I love playing soccer
- Sau " would like/ would love/ would prefer/ would hate..." ta dùng to-inf
2. V-ing
- Dùng sau 1 số động từ : admit, avoid, cant face, cant help, cant resist, cant stand, carry on, consider, delay, deny, detest, dislike, enjoy, excuse, fancy, finish, give up, imagine, involve, justify, keep, mention, mind, postpone, practise, put off, resent, risk, save, suggest, tolerate.
- Verb là danh từ/ động danh từ hay đứng đầu câu.
3. Một số động từ phải dựa vào nghĩa để xác định khi nào dùng V-ing khi nào dùng To-inf
a. Remember/ forget
Remember/forget to do sth: nhớ/ quên (phải) làm điều gì.
Ex: I must remember to post this letter.
Remember/ forget doing sth: nhớ/quên làm điều gì trong quá khứ.
Ex: Ill never forget flying over the Grand Canỵon It was wonderful! ( Việc ông ấy bay qua GC đã là quá khứ nhưng ông ấy không quên việc đó!)
b. Regret
Regret to do sth: tiếc vì đã làm điều gì bạn đang làm hoặc sắp làm.
Ex: I regret giving you bad news.
Regret doing sth: tiếc vì đã làm điều gì đó trong quá khứ.
Ex: I regret spending all that money. Ive got none left.
c. Try
Try to do sth: cố gắng làm gì
Try doing sth: thử làm gì
d. Stop
Stop to do sth: dừng lại để làm điều gì đó.
Ex : They stop the car(in order) to let the people cross the road.
Stop doing sth: ngừng hẳn việc đang làm.
Ex: Stop talking.
e. Mean 
Mean to do sth= intend to do sth: việc làm có kế hoach.
Ex: I think he mean to break that glass.
Mean doing sth: thể hiện ý hành động là kết quả của việc nào đó.
Ex: this injury could mean him missing in the game.
f. Go on
Go on to do sth: làm việc khác.
Go on doing sth: tiếp tục làm công việc đang làm
g. Need
Need to do sth: cần làm gì
Need doing sth: cần được làm gì(mang nghĩa bị động = need to be done)
4. Đối với 1 số động từ "feel, hear listen to, notice, see, watch, smell, hear" ta có thể dùng inf ( without to) hoặc V-ing tùy vào hoàn cảnh câu.
Ví dụ.
I see him paint the wall. --> Chúng tôi đã nhìn thấy toàn bộ quá trình anh ấy sơn bức tường, từ lúc bắt đầu đến kết thúc.
I see him painting the wall. --> anh ta đang sơn tường. Chúng tôi đi qua và nhìn thấy công việc anh ấy đang làm.
5. Khi hai hành động xảy ra cùng lúc, động từ chính giữ nguyên, động từ phụ để dạng V-ing.
 Ex: You cant sit watching T.V all day.
6. Khi 2 hành động ngắn xảy ra không đồng thời, hành động này sau hành động kia, hành động xảy ra trước thì động từ để V-ing.
Ex: Opening the bottle, I poured the drinks.
Chú ý nếu là 2 hành động dài, ta phải dùng thì hoàn thành. 
Ex: Having repaired the car, Tom took it out for a road test.

9 bước nâng cao khả năng đọc hiểu tiếng Anh

Có bao giờ bạn cảm thấy việc đọc hiểu một đoạn văn hay một bài báo bằng tiếng Anh mất rất nhiều thời gian? Có khi tốc độ đọc trung bình của bạn lên tới từ 200 đến 350 từ trong một phút nhưng bạn lại không nắm được nội dung của toàn bài hay bỏ qua một vài ý chính? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn không biết cách đọc hiểu nhanh và hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc của mình.
1. Trước hết bạn hãy đọc lướt qua tài liệu
Hãy xác định đâu là những đề mục chính, các phần và cả những tài liệu liên quan? Mục đích của việc này là để nắm rõ những nội dung chính mà bạn cần quan tâm đồng thời bạn sẽ quyết định quá trình đọc sẽ đi theo hướng nào.
2. Trong khi đọc, bạn hãy chú ý điều chỉnh tốc độ
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu cứ phải tập trung chú ý vào tất cả các phần, các nội dung trong bài. Có thể đọc chậm lại nếu bạn cảm thấy đây là phần quan trọng của bài. Và đừng quên tăng tốc trước một phần quá quen thuộc và cực kỳ dễ hiểu hoặc là phần không cần phải hiểu rõ.

be-doc-sach

3. Đọc một nhóm từ cùng một lúc có liên quan chặt chẽ với nhau
Thay vì lúc nào cũng chăm chăm chú ý tới từng từ một trong đoạn văn, bạn hãy thử đọc cả một nhóm từ cùng một lúc có liên quan chặt chẽ với nhau. Như vậy có thể rút ngắn được thời gian đọc khá nhiều. Nếu cần bạn có thể sử dụng một số chương trình máy tính như Speed Reader hoặc Rapid Reader được tạo ra để hỗ trợ người đọc có thể tăng tốc độ đọc của mình với những từ và chữ cái nhấp nháy.
4. Hãy chú trọng tới hiệu quả của việc đọc, có như vậy mục đích ban đầu bạn đặt ra mới thành công

hoc-tieng-anh

Nói một cách khác là bạn nên tập trung vào các từ chính trong câu, hay các ý chính trong bài. Sẽ rất lãng phí thời gian nếu bạn mất quá nhiều công sức vào các liên từ, giới từ, hay các mạo từ (a, an, the, but, and, or, nor, but, etc.)
5. Hãy đánh dấu quá trình đọc một đọan văn bằng bất kỳ cái gì có thể được
Một cái bút chì, bút nhớ, ngón tay của bạn đều có thể là tiêu điểm điều khiển mắt bạn hướng từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới. Như vậy bạn sẽ không bỏ lỡ các ý chưa đọc mà cũng tránh phải đọc đi đọc lại vì nhầm. Đó quả là một công cụ hữu ích giúp bạn kiểm soát được quá trình đọc của mình. Và tất nhiên, bạn sẽ đọc nhanh và đúng hơn rất nhiều.
6. Kể về những gì bạn đã đọc
Một số người đọc nhận thấy rằng khi nói chuyện về những nội dung đã đọc với bạn bè hay người thân họ có xu hướng tổng hợp kiến thức tốt hơn đồng thời cũng nhớ lâu hơn.

be-hoc-tieng-anh

7. Hãy tự lựa chọn một quá trình đọc phù hợp cho mình
Không nên áp đặt bởi vì mỗi người tuỳ vào khả năng đọc, cũng như bản thân mức độ khó dễ của tài liệu mà có tốc độ đọc khác nhau. Có thể bạn không thể nào tập trung vào một tài liệu quá một giờ (hoặc nửa giờ), vậy thì tại sao phải cố gắng làm việc đó? Hãy chọn một khoảng thời gian nhất định trong ngày lúc mà bạn cảm thấy minh mẫn nhất và sẵn sàng để đọc bất kỳ thứ gì.
8. Một không gian phù hợp cũng rất quan trọng
Hãy thực hành đọc ở một nơi mà bạn không bị xao nhẵng, bị quấy rầy hoặc một nơi có khả năng truyền cảm hứng cho bạn.
9. Luyện tập! Chỉ có luyện tập! Hãy luyện tập thật nhiều!
Đó cũng là bí quyết thành công khi muốn học bất cứ kỹ năng nào trong tiếng Anh. Bạn hãy chăm chỉ đọc, đọc mọi thứ về mọi chủ đề mà bạn quan tâm vào bất kỳ lúc nào có thể. Và đừng quên ghi nhớ những thông tin quan trọng. Trong khi đọc nếu có chỗ nào chưa hiểu rõ thì tốt nhất nên bỏ qua để không làm cản trở quá trình đọc của mình. Và tất nhiên là bạn sẽ quay trở lại và nghiên cứu kỹ hơn sau đó.

doc-hieu-tieng-anh

Như vậy có thể thấy việc đọc hiểu có thể là rất thú vị và cung cấp cho ta nhiều kiến thức, nhưng đôi khi lại không cần mất quá nhiều thời gian nếu chúng ta biết cách tăng giảm tốc độ đọc. Có rất nhiều phương pháp để không những đọc nhanh mà còn hiệu quả nữa. Nhưng điều quan trọng là bạn hãy tìm một phương pháp hợp lý nhất cho mình. Tất cả những gì bạn cần là một quyển sách, đồng hồ, và một cây bút mà thôi.

Để bé trở nên thông minh hơn

Trẻ em thông minh một phần là do gen nhưng các nghiên cứu khoa học đã chứng mình rằng còn có rất nhiều yếu tố khác làm nên trí thông minh của bé.
1. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Rất nhiều nghiên cứu và gần đây nhất là nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Stanford đã chứng minh rằng trí nhớ nói riêng và trí thông minh nói chung sẽ bị giảm sút khá nhiều khi trẻ không được ngủ đủ và ngủ sâu giấc. Giấc ngủ giúp não bộ xua tan mệt mỏi. Trẻ ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và khả năng tiếp thu học tập, thậm chí có thể gây ra các vấn đề như tăng động, mất kiểm soát cảm xúc…

src=/media/fck/image/lam-cha-me/cho-tre-em-ngu-du-giac.jpg

2. Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc sớm và thường xuyên
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Toronto, âm nhạc có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chỉ số IQ và tăng khả năng trí nhớ của trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân các nhà khoa học vẫn khuyên các mẹ nên cho bé nghe nhạc và tiếp xúc với âm nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Quan trọng nhất là âm nhạc giúp trẻ học ngôn ngữ một cách tốt nhất ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.
Có rất nhiều cách để cho bé tiếp xúc với âm nhạc: cha mẹ có thể bắt đầu một ngày mới cùng bé với bài hát "Dậy đi thôi, mau dậy bạn ơi..." hay bật nhạc trong các bữa ăn, hoặc hát ru khi bé đi ngủ.

src=/media/fck/image/lam-cha-me/tre-tiep-xuc-%20voi-am-nhac-som-va-thuong-xuyen.jpg

3. Cho trẻ ăn sáng đều đặn và đủ chất
Một nghiên cứu mới của các chuyên gia trường Đại học Tổng hợp Florida đã cho biết rằng: "Nếu ăn sáng đều đặn sẽ giúp con thông minh hơn!". Theo các chuyên gia cho biết thì việc bỏ bữa sáng sẽ khiến lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường và khiến não bị thiếu chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và hoạt động của não trẻ.  Không chỉ có vậy, chất lượng bữa ăn sáng cũng ảnh hưởng tới sự thông minh ở trẻ nhỏ.
Dinh dưỡng đa dạng, đủ chất giúp bé tăng tập trung, cũng như mang lại nhiều lợi ích khác về thể chất đang phát triển và hệ miễn dịch cho bé.
 4. Tạo thói quen đọc sách báo cho trẻ
Đọc sách là một trong những cách đã được công nhận là hiệu quả trong việc giúp con thông minh hơn. Không chỉ với trẻ em mà phương pháp này còn đúng với mọi lứa tuổi.
Số lượng sách mà trẻ có khả năng tiếp xúc trong nhà càng lớn thì khả năng tư duy của chúng càng cao. Đây là kết luận sau nghiên cứu của giáo sư Brian Avants, một nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania tại Mỹ.
Vì vậy cha mẹ hãy giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách dù là ở trường hay ở nhà. Những cuốn truyện chỉ được phép đọc giải trí một một chừng mực nào đó, hãy khuyến khích con đọc các loại sách kiến thức, kinh nghiệm chia sẻ… phù hợp lứa tuổi của con.
5. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng với trẻ
Các chất dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ để phát huy những tiềm năng di truyền về gen thông minh đã sẵn có. Muốn con thông minh, khỏe mạnh các bà mẹ phải chuẩn bị từ trước khi mang thai 1 – 3 tháng. Ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với dạy dỗ và môi trường sống tốt. Làm được như vậy, bạn sẽ có những đứa trẻ thông minh và khỏe mạnh.
6. Chăm vận động, hoạt động thể thao
Một số nghiên cứu đối với học sinh cấp một của các chuyên gia thuộc Đại học Illinois cho thấy, tham gia vào các hoạt động thể thao sẽ nâng cao sự tự tin, khả năng làm việc tập thể cũng như năng lực lãnh đạo chỉ huy.
Một vài bài thể dục đơn giản buổi sáng cùng mẹ sẽ giúp bé hoạt bát, vui vẻ và thông minh hơn. Bạn có thể cùng bé chạy bố quanh khu phố, nhảy theo một điệu nhạc hoặc thực hiện vài động tác yoga đơn giản. Một khi đã thành thói quen, bé sẽ yêu thích được vận động mỗi sáng cùng cha mẹ.
Hãy để đôi tay của bé được hoạt động.Theo những nghiên cứu của khoa học hiện đại, hoạt động của tay có liên quan tới sự phát triển của não. Trong não người, có một số vùng đặc biệt, tích cực nhất và giàu tính sáng tạo nhất. Khi hai tay làm một số động tác tinh tế, tinh xảo thì có thể kích thích hoạt động của khu vực này, nếu không khu vực này sẽ ở trạng thái ngủ yên.
Ngoài ra, thỉnh thoảng cha mẹ nên khuyến khích con dùng tay không thuận bởi điều này sẽ giúp những phần khác nhau trong não của bé phát triển, giúp con thông minh hơn. Hãy dạy bé làm những việc hàng ngày với bên tay không thuận ví dụ như: đánh răng, dùng thìa, vẽ tranh hoặc ném bóng bằng tay trái.

6 tháng 6, 2013

Khai giảng lớp tiếng Anh giao tiếp cho người lớn

Chương trình Tiếng Anh giao tiếp dành cho người lớn tại Smart Kids Centre được thiết kế để cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết từ cơ bản đến nâng cao, phát triển đầy đủ 4 kĩ năng nghe, nói , đọc, viết. Chương trình học sử dụng bộ giáo trình tiên tiến và phù hợp nhất cho người lớn: New Cutting Edge...
Mục đích khóa học
- Phát triển đồng đều cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết trong thời gian ngắn nhất.
- Trang bị các kiến thức cơ bản để học viên có thể tiếp cận với các khóa học chuyên sâu.
- Tăng cường phản xạ Nghe, Nói và tư duy bằng tiếng Anh.
- Tìm hiểu văn hóa, kinh tế của các quốc gia nói tiếng Anh như Hoa kỳ, Canada, Vương quốc Anh.
Đặc điểm khoá học 
- Tiếng Anh người lớn cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết từ cơ bản đến nâng cao. Chương trình học được thiết kế đặc biệt chia thành nhiều cấp độ tương ứng với các trình độ từ thấp đến cao.
- Học viên sẽ được rèn luyện đồng đều cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, trong đó chú trọng nhất là kỹ năng Giao tiếp để củng cố kiến thức, phát triển phản xạ Nghe, Nói và tư duy bằng tiếng Anh, phục vụ mục đích sử dụng tiếng Anh đa dạng trong xã hội hiện đại.

Chương trình học - giáo trình
- ELEMENTARY: Dành cho các đối tượng học viên có trình độ Tiếng Anh từ cơ bản từ khá, muốn kết hợp giữa ngữ pháp và các kĩ năng nghe nói.Thời lượng học 2 tháng, mỗi tuần học 2 buổi vào thứ 2 và thứ 4. Kết thúc mỗi giai đoạn, học viên sẽ có bài kiểm tra đánh giá trình độ trên lớp.
- LOWER INTERMEDIATE: Dành cho học viên theo học sau khi kết thúc khoá học Elementary và các đối tượng có trình độ Tiếng Anh cơ bản tương đương cấp độ B. Thời lượng học là 2 tháng. Kết thúc mỗi giai đoạn, học viên sẽ có bài kiểm tra đánh giá trình độ trên lớp.
- INTERMEDIATE: Dành cho các học viên đã kết thúc khoá học Lower intermediate và các đối tượng có trình độ Tiếng Anh căn bản tương đương cấp độ C. (Với các học viên nắm vững ngữ pháp và các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo có thể chuyển thẳng lên học các khoá học Tiếng Anh Giao Tiếp.)

/

Giảng viên - Giáo Trình
- Là những chuyên gia bản ngữ có bằng cấp sư phạm và kinh nghiệm giảng dạy, các giảng viên trợ giảng Việt nam đến từ các trường đại học như : Đại học Ngoại ngữ và Sư phạm Ngoại ngữ. Giàu kinh nghiệm trong trong việc xây dựng và phát triển tiếng Anh thông dụng và luôn hiểu rõ nhu cầu của các học viên để giúp họ ngày càng hoàn thiện các kỹ năng tiếng Anh.
- New Cutting Edge là giáo trình giao tiếp hiện đại được đánh giá là hay nhất hiện nay với các cấp độ: Elementary, Pre-intemediate và Intemediate.Với giáo trình này, học viên có thể hoàn thiện các kỹ năng tiếng anh giao tiếp cơ bản nhất. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên tại NEC còn biên soạn thêm các tài liệu bổ trợ với nhiều chủ điểm, lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống, thể thao, văn hoá ... Giúp học viên xây dựng, hoàn thiện 4 kỹ năng: nghe -  nói - đọc - viết. Các kỹ năng, phản xạ nhạy bén trong giao tiếp. Rèn luyện ngữ âm - ngữ điệu chuẩn xác.
- Ngoài ra, phần củng cố kiến thức ngữ pháp, luyện kỹ năng giao tiếp qua các hội thoại nhóm cũng luôn được ưu tiên. Đây là bước giúp học viên quen dần với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Sau khoá học, kỹ năng nghe, nói, đọc và viết của học viên sẽ được cải thiện đáng kể. Học viên có thể thích ứng với môi trường làm việc có người nước ngoài hoặc thi kiểm tra đầu vào, thi hết môn học theo chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và có thể chuyển tiếp, học các chương trình cao hơn.

Lịch học Tháng 6 - 2013: Lớp Elementary, hiện Trung tâm tiếng Anh SKC đang mở lớp Elementary mở vào tối thứ 2 và thứ 4 hàng tuần. Thời lượng 2 tháng , mỗi buổi 1h , được giảng dạy bởi giáo viên bản ngữ và trợ giảng Việt Nam, lớp học tối đa 12 người.

Trung tâm tiếng Anh Smart Kids Centre đặc biệt tổ chức các ca học thử và kiểm tra trình độ miễn phí để học viên có thể tham khảo thêm môi trường học tiếng Anh tại trung tâm.
Mọi thông chi tiết xin về khóa học Tiếng Anh tại Smart Kids Centre xin vui lòng liên hệ:
Mobile : 0906.156.556 ( Ms. Ngọc )
Tell : + 84 4 66 808 007 /  Fax: (04) 8 235 680
Add : 15B/49 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội.

7 Lỗi nghiêm trọng trong việc học tiếng Anh

Bạn dành bao lâu cho việc học tiếng Anh?. 3 năm? ,7 năm? hay thậm chí hơn 10 năm ?. Bạn đã hài lòng với khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của mình chưa ?
Đa số chúng ta mất rất nhiều thời gian cho việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghe và nói. Thực tế là trẻ con chỉ mất 3 năm đầu đời để học và nói trôi chảy một ngôn ngữ. Tiếng Anh không phải là ngoại lệ. Vậy thì, có những lỗi nào mà người học tiếng Anh thường mắc phải? Những người học tiếng Anh cần phải sửa những lỗi gì để học tiếng Anh nhanh hơn? Smart Kids Centre thống kê 7 lỗi mà người học tiếng Anh thường gặp giúp các bạn khắc phục để học tiếng Anh tốt hơn. 
1.Tiếng Anh là một ngôn ngữ, không phải là môn học ( English is language, not subject )
 

Chúng ta đến trường, ngồi, nghe và buồn ngủ với một chồng kiến thức. Bạn có biết, Tâm lý quyết định đến 80% hiệu quả trong việc học. Nếu bạn phải đi học trong tâm lý trả nợ môn hay vì không muốn bị điểm kém. Ta sẽ học với tính chất của việc học các môn học. Do đó, việc học trở nên máy móc, chống đối và dường như nó chỉ phục vụ một mục đích là Điểm học phần
Nhưng tiếng Anh thực chất là một ngôn ngữ, đã là ngôn ngữ thì phải “tu” một cách tự nhiên, không gò bó , cần thời gian và tất nhiên phải có phương pháp phù hợp. Việc trẻ con phải dành ít nhất 2 năm để nghe, nhìn, bắt chước và bắt đầu bập bẹ những ngôn từ đầu tiên hoàn toàn khác xa với những gì chúng ta đang làm ở trường: ngữ pháp, test, học cấu trúc máy móc và khá cầu toàn. Chúng ta hầu như chỉ sử dụng một giác quan là thính giác để học còn 4 giác quan còn lại không được chú trọng và sử dụng nhiều. Tất cả như cản trở việc tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên

2. Không chuẩn ngay từ đầu ( Learn non-standard resources from beginning)

Tôi không có ý chê trách nền giáo dục Việt Nam vì những thế hệ thầy cô đi trước phải trải qua rất nhiều gian truân trong chiến tranh. Bản thân họ phải học trong sự thiếu thốn về tư liệu và cơ sở vật chất, xét nghĩ họ là những anh hùng lao động tuyệt vời.
Song đó lại là lí do mà không biết bao nhiêu thế hệ học sinh Việt Nam phải học một thứ tiếng anh không chuẩn. Việc lặp đi lặp lại những từ vựng sai cách phát âm, sai ngữ điệu từ các cấp tiểu học đến trung học phổ thông đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh. Không thể phủ nhận nền tảng ngữ pháp của các em rất khá nhưng để giao tiếp với người nước ngoài thì điều đó là không thể. Kể cả khi các em nhận thức được điều đó, nhưng để sửa chữa được vấn đề này cần rất nhiều thời gian và công sức tự thân của các em cũng như sự phấn đấu, cải tiến không ngừng của Bộ Giáo Dục
Vì vậy, Hãy học từ những tài liệu chuẩn ngay khí bắt đầu việc học của mình, tốt nhất là nên tìm một trung tâm anh ngữ có giáo viên nước ngoài và trợ giảng việt Nam như Smart Kids Centre đã và đang làm được

3. Quá tập trung vào ngữ pháp (Focusing On Grammar)
 

Đây là lỗi lớn nhất và phổ biến nhất và cũng là lỗi tồi tệ nhất mà người học tiếng Anh gặp phải. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chính việc học ngữ pháp trên thực tế đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nói tiếng Anh. Tại sao vậy? Ngữ pháp tiếng Anh khá phức tạp để có thể nhớ và sử dụng một cách có hệ thống nhưng những cuộc hội thoại lại diễn quá nhanh và bạn không có đủ thời gian để nghĩ, nhớ hàng trăm hàng nghìn cấu trúc ngữ pháp, lựa chọn cấu trúc nào cho phù hợp và sắp xếp sử dụng chúng trong văn cảnh. Tránh tư duy ngữ pháp trong giao tiếp theo lối mòn như vậy. Bạn phải học ngữ pháp bằng trực quan và vô thức giống như một đứa trẻ đang học nói bằng cách lắng nghe nhiều cấu trúc ngữ pháp chính xác – và dần dần bạn sẽ sử dụng chính xác ngữ pháp chính xác một cách tự nhiên nhất.

4. “Ép” nói (Forcing Speech)
 

Cả học viên và giáo viên tiếng Anh thường cố gắng thực hiện các bài luyện tập speaking hay presentation trước khi học viên thực sự sẵn sàng. Kết quả là phần lớn học viên nói tiếng Anh rất chậm, không trôi chảy và thiếu tự tin. Thực hành nói quá sớm quả là một sai lầm lớn. Thay vì “ép” mình phải nói, trước tiên bạn nên tập trung vào kỹ năng nghe và hãy kiên nhẫn. Chỉ nói khi bạn đã sẵn sàng!

5. Chỉ học sách giáo khoa (Learning Only Formal Textbook English)


Hầu hết học viên chỉ học những gì có trong sách giáo khoa và học tiếng Anh ở trường học. Vấn đề ở chỗ là những người bản địa không sử dụng thứ tiếng Anh trong sách trong cuộc sống hàng ngày. 
Trong giao tiếp, người bản địa sử dụng rất nhiều thành ngữ, cụm động từ hay từ lóng để giao tiếp, khác hẳn với những gì bạn học trên sách vở. Do đó, để giao tiếp tốt với người bản xứ, bạn cần học tiếng Anh thông thường.

6. Cố gắng thật hoàn hảo (Trying To Be Perfect)

Học viên và giáo viên thường chú ý vào những lỗi sai và lo lắng rất nhiều về việc mắc lỗi và sửa lỗi. Họ cố gắng nói thật hoàn hảo, thế nhưng không có ai là hoàn hảo cả bởi vì người bản xứ cũng có thể thường xuyên mắc lỗi. Vì vậy, thay vì tập trung vào việc sửa những lỗi sai của mình thì bạn nên tập trung vào việc giao tiếp. Mục tiêu của bạn không phải là nói thật “hoàn hảo”, mà có thể thể hiện được các ý tưởng giao tiếp, thông tin và cảm giác thật rõ ràng và dễ hiểu. Tập trung vào việc giao tiếp một cách tích cực thì những lỗi sai của bạn sẽ dần dần được cải thiện.

7. Chỉ học tiếng Anh ở trường (Only learn English at school)

Hầu hết những người học tiếng Anh nghĩ rằng học tiếng Anh ở trường là đủ và cho rằng giáo viên và nhà trường học chịu trách nhiệm cho sự tiến bộ của họ. Điều này hoàn toàn không chính xác bởi vì người học tiếng Anh phải tự chịu trách nhiệm cho trình độ của chính mình, giáo viên chỉ là người hỗ trợ cho việc học của bạn mà thôi. Bạn nên tìm kiếm bài học và thiết bị thật hiệu quả, luyện tập nghe, nói, đọc, viết hàng ngày.
Những lỗi được đề cập ở trên khá phổ biến nhưng bạn hoàn toàn có thể sửa chữa được nếu mắc phải. Và điều quan trọng hơn là bạn sẽ có nhiều hơn cơ hội khám phá những nhiều điều thú vị trong việc học tập và thực hành tiếng Anh. Chúc các bạn thành công!

5 tháng 6, 2013

Dạy trẻ phát âm tiếng anh chuẩn không khó




Trẻ em Việt Nam hiện tại nhìn chung phát âm tiếng Anh khá tốt. Có những em nhỏ dù chưa bao giờ ra nước ngoài nhưng có thể phát âm tiếng Anh gần như người bản ngữ. Bên cạnh đó, nhiều em dù vốn từ vựng tiếng Anh rất tốt nhưng lại không đủ tự tin khi giao tiếp, vì các em sợ nói không chuẩn. Chinh vì điều đó Smart Kids Centre xin  chia sẻ một số lưu ý nho nhỏ để các bậc phụ huynh có thể giúp con em mình phát âm tiếng Anh “chuẩn không cần chỉnh”.
1.Đọc phụ âm

Một điểm rất dễ thấy đối với người Việt Nam khi nói tiếng Anh là xu hướng phát âm không rõ âm cuối. Âm cuối trong tiếng Anh cũng như dấu trong tiếng Việt của các bé, nếu không phát âm rõ sẽ rất dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ như từ Catch (bắt, chụp) nếu không phát âm rõ âm “ch” ở cuối sẽ thành Cat ( con mèo). Hoặc như từ Guest nếu không phát âm âm “t” cuối sẽ thành Guess ( suy đoán, dự đoán), nếu không phát âm cả 2 âm st ở cuối sẽ thành Get ( nhận được, đạt được). Cũng giống như khi học tiếng Việt, 1chữ “Ba” nhưng với 6 dấu khác nhau sẽ có 6 nghĩa khác nhau vậy.
Để khắc phục điều này, chúng ta có thể dạy bé theo cách đánh vần từng âm để tạo thành từ ( tương tự như tiếng Việt), vì vậy các em vừa không thể quên được âm cuối cùng, vừa có thể phát âm chuẩn ngay cả những từ mà mình chưa gặp bao giờ. Có một mẹo nhỏ để cha mẹ luyện phát âm âm cuối cho các bé ở nhà, đó là cha mẹ bỏ hết nguyên âm của một từ và dạy trẻ tập phát âm phụ âm. Ví dụ như “Hot” bỏ nguyên âm đi sẽ là H...t, bạn chỉ cần dạy bé đọc “hờ tờ” một vài lần, khi bé đọc trở lại “Hot” bạn sẽ nghe rõ bé phát âm có đủ âm cuối “t”

2.Đọc chậm và đọc rõ

Một điểm nữa là khi phát âm tiếng Anh, người Việt thường bị nuốt mất chữ, đặc biệt là đối với các từ dài. Ví dụ từ differentiation ( tạo sự khác biệt) nếu đọc nhanh và mất âm sẽ trở thành defension ( không có nghĩa).
Để khắc phục vấn đề này lời khuyên cho các bậc phụ huynh là dạy trẻ đọc thật chậm và rõ từng âm một trong từ đó. Một số âm gió không có trong tiếng Việt như âm th, sh, f, p, t thì các bạn có thể dạy trẻ cách phát âm như sau: âm th- đè lưỡi giữa 2 hàm răng và thổi ra. Âm sh và f, p, t khi phát âm các bạn có thể đặt tay trước miệng và cảm nhận hơi thổi ra từ miệng. Có một điểm gây tranh cãi rất nhiều là tiếng Anh giọng Mỹ, giọng Úc hay giọng Anh là hay nhất. Thực ra theo tôi điều này không quan trọng, quan trọng nhất là người nói tiếng Anh có khả năng giao tiếp. Nghĩa là hiểu người khác và làm cho người khác hiểu. Có bao nhiêu dân tộc trên thế giới thì có bấy nhiêu giọng nói tiếng Anh. Ngay trong nước Mỹ, Úc hay Anh thì mỗi vùng sẽ có một giọng điệu khác nhau, nên người nước ngoài sẽ không quan tâm bạn nói giọng gì mà chỉ quan tâm bạn nói có rõ hay không, có dễ hiểu và tự tin hay không. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên giải thích rõ ràng cho con hiểu để khi lớn lên và giao tiếp với người nước ngoài, trẻ sẽ không phải lo về accent ( giọng) của mình nhé.

3.Tiếng Anh cũng có quy tắc đọc

Khi các bạn trẻ Việt Nam ra nước ngoài, đều có một điểm chung là khi các bạn nói quá nhanh và một số từ người nghe không hiểu phải hỏi lại. Lúc đó, các bạn dễ trở nên mất bình tĩnh và nhiều khi phải dừng lại để đánh vần từng chữ rồi hỏi lại người đối diện xem từ này phát âm thế nào. Việc này xảy ra là do người Việt học phát âm bằng trí nhớ. Nhiều khi cùng 1 từ nhưng mỗi thầy cô giáo đọc theo cách khác nhau khiến các bạn học viên không biết đâu mới là chuẩn. Từ trước đến giờ tất cả mọi người đều nghĩ việc phát âm trong tiếng Anh là bất quy tắc và cách duy nhất để nhớ cách phát âm một từ là phải học thuộc. Điều này không đúng. Thực ra tiếng Anh có quy tắc đọc nhưng rất phức tạp đến mức đến bây giờ nó cũng không được dạy rộng rãi tại các nước nói tiếng Anh.

Lịch khai giảng các khóa học tiếng Anh tháng 6

Lịch khai giảng khóa học tiếng Anh trẻ em tháng 06-2013
Đăng kí trước ngày 10-6 được giảm 5% học phí khóa học đầu tiên và được tặng áo phông của trung tâm tiếng Anh Smart Kids Centre.
Đặc biệt trong mùa hè này, trung tâm có nhiều ưu đãi về học phí dành cho những học viên đăng ký theo nhóm Tiếng Anh cho trẻ em.Ngoài các giờ học chính khóa, các em được tham gia các hoạt động ngoại khóa, các giờ sinh hoạt tiếng Anh bổ ích do Trung tâm tổ chức. Trung tâm cũng liên tục khai giảng các lớp tiếng Anh phù hợp với mọi trình độ do các giáo viên bản ngữ giảng dạy.

DateClassAgeChildren/ClassTime
June - 10thBear10 - 1112 max09:00 -10:30 (Tue/Thu)
June - 10thPuppy 27 - 912 max17:15-18:15 (Mon/ Fri)
June - 14thRabbit 45 - 712 max17:30-18:30 (Mon/ Fri)
June - 14thButterfly 43 - 512 max17:15-18:15 (Mon/Fri)
June - 16thButterfly 53 - 512 maxLịch khai giảng khóa học tiếng Anh tháng 6
Để đảm bảo lịch khai giảng khóa học Tiếng anh tháng 06-2013 đúng thời gian quy đinh số lượng học sinh tốt đa 12 bé/lớp, trung tâm anh ngữ Smart Kids Centre đặc biệt tổ chức các ca học thử và kiểm tra trình độ miễn phí để phụ huynh có thể tham khảo thêm môi trường học tiếng Anh tại trung tâm.
Mọi thông chi tiết xin về khóa học Tiếng Anh tại Smart Kids Centre xin vui lòng liên hệ :
Mobile : 0906.156.556 ( Ms. Ngọc )
Tell : + 84 4 66 808 007 /  Fax: (04) 8 235 680
Add : 15B/49 Van Bao, Ba Đinh, Ha Noi
Email : smartkidscentre1@gmail.com

4 tháng 6, 2013

Hướng dẫn cách sử dụng câu gián tiếp trong tiếng anh giao tiếp


Khi muốn thuật lại lời người khác nói chúng ta sử dụng câu trực tiếp và gián tiếp hay còn gọi là câu tường thuật. Hôm nay, Trung tâm tiếng Anh trẻ em Smart kids centre sẽ giới thiệu chi tiết hơn cho các bạn về câu tường thuật trong tiếng anh giao tiếp, cách sử dụng và các hình thức đa dạng của câu tường thuật

Câu tường thuật (Reported Speech) 
a/ Định nghĩa : Câu tường thuật (hay còn gọi là câu nói gián tiếp) là cách nói mà ta dùng để tường thuật hay kể lại cho ai đó nghe những gì người khác nói hoặc đang nói.
b/ Cách chuyển từ câu nói trực tiếp sang câu tường thuật : Tùy theo 4 dạng câu nói mà người ta có cách chuyển khác nhau.
+ Trường hợp câu nói trực tiếp là câu phát biểu (Statements) 
CÁCH CHUYỂN :
Lặp lại động từ giới thiệu SAY hoặc chuyển sang TELL, nếu SAY có thể bổ túc từ gián tiếp ( dạng SAY TO + Object )
 Dùng liên từ THAT thay cho dấu hai chấm ( , sau đó bỏ dấu ngoặc kép 
 Chuyển đại từ nhân xưng và tính từ sở hữu , nếu cần thiết tùy theo nghĩa của câu 
Ví dụ : 
I ---> He/She ; me---> his , her
Nếu động từ giới thiệu tỏn câu nói trực tiếp ở dạng quá khứ thì khi chuyển sang câu tường thuật , động tù trong câu tường thuật được thay đổi theo quy luật sau :
CÁCH NÓI TRỰC TIẾP 
1.Hiện tại đơn (Simple Present) 
2.Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous) 
3.Hiện tại hoàn thành (Present Perfect)
4.Quá khứ đơn ( Simple Past)
5.Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
6.Tương lai đơn (Simple Future)
7.Tương lai hoàn thành (Future Perfect)
8.Điều kiện ở hiện tại ( Present Conditional)
CÂU TƯỜNG THUẬT
1.Quá khứ đơn (Simple Past) 
2.Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
3.Quá khứ hoàn thành (Past Perfect) 
4.Quá khứ hoàn thành (Past Perfect) 
5.Quá khứ hoàn thành tiếp diễn ( Past perfect Continuous)
6.Tương lai ở quá khứ ( Future in the past : Would + V)
7. Điều kiện hoàn thành ( Perfect Conditional )
8. Điều kiện hoàn thành ( Perfect Conditional )
Tùy theo số mà chuyển đổi : 1--1 , 2---2 ,......
* Lưu ý : Quá khứ hoàn thành (Past Perfect ) , và điều kiện hoàn thành ( Perfect Conditional) vẫn ko đổi.
Chuyển trạng từ chỉ nơi chốn và thời gian theo quy luật

This ----> That
These ---- > Those
Now ----> Then
Here ----> There 
Today ----> That day
Tomorrow ---> The next day / The following day / The day after 
Yesterday ----> The day before / The previous day 
Next week , month year ----> The following week / month / Year
Last night / week / month /year -----> The night/week / year before hoặc the previous night/ week / month / year
Tonight ----> that night
Ago ----> earlier / Before ( Ex : 2 days ago ----> 2 days before / earlier )
- Các động từ của mệnh đề chính trong câu tường thuật là : SAY , TELL , ANNOUNCE , INFORM , DECLARE , ASURE , REMARK , DENY.....
Ex : He said : "I want to go to see An tomorrow"
=> he said that he wanted to go to see An the next day
( Anh ấy nói rằng anh ta muốn đi thăm An ngày hôm sau )
+ Chú ý :
Sau động từ TELL bao giờ cũng phải có 1 bổ túc từ trực tiếp ( TELL + Object)
Ex : An said to me : " I will buy a car"
=> An told me that he would buy a new car
( An bảo tôi rằng anh ta muốn mua 1 chiếc xe mới )

- Trong câu tường thuật , THAT có thể được bỏ đi 
Ex : She said : "I have worked here for one year"
=> She said ( that ) she had worked there for one year 
( Cô ấy nói cô ấy đã làm việc ở đó được 1 năm )
Thường thì dùng THAT sẽ hay hơn
- Trong câu tường thuật , động từ khiếm khuyết MUST thường đc chuyển thành HAD TO , NEEDN'T chuyển thành DID NOT HAVE TO , nhưng MÚT , SHOULD , SHOULDN'T khi chỉ sự cấm đoán , lời khuên vẫn được giữ nguyên
VD : 1. His father said to him : "You must study harder" 
=> Hisfather told him that he had to study harder
( Bố cậu ta bảo rằng cậu ta phải học chăm hơn )
2. Hoa said :"You needn't water the flowers because it rained last night" 
=> Hoa said that he didn't have to water the flowers because it had rained the day before
(Hoa nói rằng anh ấy ko cần phải tối hoa vì đã mưa vào tối hôm trước)
3. The doctor said to Nam : "You should stay in bed"
=> The doctor told Nam that he should stay in bed 
( Vị bác sĩ bảo Nam rằng cậu ta nên ở trên giường)
-  Nếu câu nói trực tiếp diễn tả 1 sự thật hiển nhiên thì khi chuyển sang câu tường thuật động từ vẫn ko đổi .
Ex : The professor said : "The moon revolves around the earth"
=> The professor said that the moon revolves around the earth
( Vị giáo sư nói rằng mặt trăng quay xung quanh trái đất)

- Nếu động từ giới thiệu trong câu nói trực tiếp ở thì hiện tại hoặc tương lai ( SAY/WILL SAY , HAVE SAID ...) thì động từ trong câu tường thuật và các trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn khi được đổi sang vẫn ko đổi 
Ex : She says : "The train will leave here in 5 minutes"
=> She says that the train will leave there in 5 minutes

- Vài cách chuyển đại từ nhân xưng và tính từ sỡ hữu từ câu nói trực tiếp sang câu tường thuật .
CÂU NÓI TRỰC TIẾP
I 
We
Me / You
Us
Mine
Ours
My
Our 
Myself

CÂU NÓI TƯỜNG THUẬT
He /She 
They 
Him /Her
Them
His / Hers
Theirs
His / Her
Their
Himself / herself
+ Trường hợp câu nói trực tiếp là câu hỏi (Questions) :
Cách chuyển 
- Đổi động từ giói thiệu SAY thành ASK ( hoặc WONDER , WANT TO KNOW...)sau đó thêm bổ túc từ sau động từ ASK nếu cần thiết ( EX : Ask me , ask Tom...)
- Bỏ dấu 2 chấm , dấu ngoặc kép và dấu chấm hỏi .
- Lặp lại từ nghi vấn ( WHO , WHEN WHAT...) của câu nói trực tiếp . Nếu câu nói trực tiếp ko có từ nghi vấn thì đặt IF hay WHETHER trước chủ ngữ của câu nói được tường thuật lại .
- Chuyển đại từ nhân xưng và đại từ sỡ hữu cho phù hợp với ý nghĩa của câu , nếu cần thiết.
- Đặt chủ ngữ trước động từ trong câu phát biểu .
- Nếu động từ trong câu nói trực tiếp ở dạng quá khứ thì chuyển thì của động từ theo quy luật như trường hợp câu phát biểu .
- Chuyển trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn theo quy luật theo trường hợp câu phát biểu .
Ex :
1. Dung said :"What did you do yesterday ?"
= > Dung asked me what I had done the day before
( Dung hỏi tôi đã làm gì vào ngày hôm trước )
2. Dung asked him : "Do you like swimming ?"
= > Dung asked him if he liked swimming .


+ TRƯỜNG HỢP CÂU NÓI TRỰC TIẾP LÀ CÂU CẦU KHIẾN (COMMAND)
*Cách chuyển 
- Đổi động từ giới thiệu sang TELL (hoặc AsK , ODER , BEG...) tùy theo ý nghĩa của câu ..
Sau đó thêm bổ túc từ vào sau TELL (hoặc AsK , ODER , BEG...) . 
Ex : Ask him , Order the soldier, tell me .
Bỏ dấu 2 chấm , dấu ngoặc kép , dấu chấm than và từ PLEASE ( nếu có)
-  Nếu câu cầu khiến ở thể khẳng định , ta đổi động từ sang nguyên mẫu có TO theo mẫu :
TELL / ASK / ...+ PRONOUN / NOUN / + TO -INFINITIVE 
-  Nếu câu cầu khiến ở thể khẳng định , ta đổi động từ theo mẫu 
TELL / ASK / ...+ PRONOUN / NOUN / + NOT +TO -INFINITIVE 
-  Đổi đại từ nhân xưng , tính từ sỡ hữu , trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn như các trường hợp trước nếu cần thiết .
* Ghi chú :
+ Pronoun : đại từ 
+ Noun : danh từ 
+To -infinitive : động từ nguyên mẫu có TO ( Ex : to do , to complain )
Ex :
1/ She said : "Close the door and go away !"
= > She told me to close the door and go away.
( Cô ấy bảo tôi đóng cửa lại và đi chỗ khác)
2/ Nam said to his brother : "Don't turn of the radio"
= > Nam told his brother not to turn of the radio 
( Nam bảo em trai cậu ấy đừng tắt radio )
3/ The commandor said to his soldier : "Shoot !"
The commandor ordered his soldier to shoot.



Tưng bừng lễ hội Làng Việt cho các bé Smart kids centre

Tưng bừng lễ hội Làng Việt

Ngày 2/6. Trung tâm tiếng Anh trẻ em Smart kids centre đã tổ chức thành công lễ hội Làng Việt cho các bé học viên tại trung tâm nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6. Trong không khí hân hoan, Các bé lần đầu tiên đặt chân lên khi sinh thái Làng việt đều vô cùng thích thú với cảnh quan thiên nhiên và các vật dụng làng quê truyền thống nơi đây

 Những niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt các bậc phụ huynh, các thầy cô khi được nhìn thấy những nụ cười bé thơ giòn tan như xua đi những hối hả, khó khăn của công việc thường nhật, trở lại với một thế giới yên bình của đồng quê và tiếng cười của con trẻ. Cái nóng của tiết trời oi bức như được trung hòa trong những  ánh mắt mải mê với cánh diều căng gió, được làm từ chính đôi tay của các bé Smart kids centre.

Các vị phụ huynh như được trẻ lại với các trò chơi dân gian, thứ  mà tưởng chừng họ sẽ không còn được chơi ở cái tuổi này nữa. Với lễ hội Làng Việt lần này, các phụ huynh như cầm trên tay những tấm vé đi tuổi thơ, cùng làm “ Trâu bằng lá đa”, “ Làm Diều giấy”, “ Đi cà kheo”, “nhảy bao bố” ,“ bắt cá trong ao”,” Vào mê cung”….với những đứa con thân yêu của mình

Một số hình ảnh của buổi dã ngoại : Làng Việt
 Các con đang thích thú khám phá vườn quê

 
“Ngày xưa bố chơi Cà kheo giỏi lắm ”

Cùng làm Diều với chúng tớ nhé !