Chuyên đào tạo tiếng Anh cho trẻ em từ 3 đến 12 tuổi

dạy tiếng anh khóa học lịch khai giảng skc tiếng anh tại hà nội tiếng anh giao tiếp đào tạo tiếng anh tiếng anh qua hình ảnh kinh nghiệm học tiếng anh tiếng anh trẻ em tiếng anh thiếu nhi khóa học tiếng anh câu lạc bộ tiếng anh 30 phút tiếng Anh trung tâm ngoại ngữ video học tiếng anh trung tâm anh ngữ mần non trẻ em học tiếng anh smart kids centre trung tâm tiếng anh tiểu học trung tâm tiếng anh cho trẻ em bài tập tiếng anh

Trung tâm tiếng Anh trẻ em Smart Kids Centre

Chuyên đào tạo tiếng Anh cho trẻ em từ 3 đến 12 tuổi

Trung tâm tiếng Anh

Chuyên đào tạo tiếng Anh với giáo viên bản ngữ

Trung tâm tiếng Anh cho trẻ em tại Hà Nội

Chính thức thành lập vào ngày 1.7.2007 tại Hà Nội với sứ mệnh trở thành tổ chức giáo dục tiếng Anh trẻ em số nhất tại Việt Nam.

Môi trường học tập và phát triển tiếng Anh tốt cho trẻ em

Hệ thống giáo trình tiêu chuẩn, các thiết bị học tập tiếng Anh hiệu quả.

Lớp học thân thiện cho các bé học tập

Phát triển tối đa 8 khả năng học tập của bé, nghe, nói, đọc, viết...

Với đội ngũ giáo viên bản ngữ và giáo viên trợ giảng Việt Nam

Đội ngũ giảng viên bản ngữ các nước Anh,Mỹ,Canada.Trợ giảng là giảng viên của các trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội...

27 tháng 4, 2013

Một số website bổ ích giúp bé học tiếng anh


Ngày nay, vấn đề học Tiếng Anh đang là vấn đề được quan tâm rất nhiều. Nhu cầu cho con học Tiếng Anh ngay từ bé ngày càng tăng. Nào là chọn trường học Tiếng Anh cho con, chọn trung tâm Tiếng Anh cho con sao cho tốt ngoài ra các bậc phụ huynh cũng đang loay hoay về việc dạy con học Tiếng Anh tại nhà như thế nào.
Smart Kids Centre hiểu vấn đề này và xin cùng chia sẻ những trang web hay và có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc học Tiếng Anh của các con ở tại nhà để giảm bớt nỗi lo của các bậc phụ huynh.

http://pbskids.org/berenstainbears/
Phần mềm học tiếng Anh đơn giản.
Tập đọc và phát âm Tiếng Anh chuẩn 
Tập đọc và phát âm Tiếng Anh chuẩn
Nhiều trò chơi và hoạt động khác cho các em nhỏ tuổi ( bằng Tiếng Anh )
Nghe đóng kịch tiếng Anh, truyện tranh trực tuyến
Trò chơi trực tuyến theo chủ đề bài học Tiếng Anh: (Kể chuyện, chơi, đọc trên mạng)
Tô màu trực tuyến 
Tô màu trên mạng (nghe theo hướng dẫn bằng tiếng Anh)
Kể chuyện trực tuyến (có âm thanh) 
http://www.magickeys.com/books/
Đọc truyện trực tuyến ( bằng Tiếng Anh )
http://www.sundhagen.com/babbooks/
Nghe kể chuyện và chơi trực tuyến ( bằng Tiếng Anh )
http://teacher.scholastic.com/clifford1/
Vẽ, thủ công… về bảng chữ cái Tiếng Anh
Chuyện kể trực tuyến 
Phần mềm các trò chơi cho trẻ 
Nhiều trò chơi và hoạt động học Tiếng Anh khác hữu ích và hấp đẫn
http://www.sillybooks.net/

SKC Chia sẻ phương pháp học từ vựng tiếng anh hiệu quả


Cách thức truyền thống mà học sinh vẫn thường được dạy khi học từ vựng là tập viết, đặt câu, đọc những bài văn liên quan đến từ đó, thậm chí… ngồi ngâm đến thuộc. Một số cách mới hơn như "flash card" cũng không đạt hiệu quả cao, và mua chúng cũng không phải là rẻ. Vậy có cách nào giúp bạn học nhanh, nhớ nhanh, hứng thú mà lại nhớ từ rất lâu, thậm chí ghi nhớ cả đời không.
 
Smart Kids Centre sẽ hướng dẫn các bạn một phương pháp học từ đặc biệt. Phương pháp này không có xuất xứ chính thức từ đâu cả, nó xuất hiện ngẫu nhiên với nhiều người học tiếng Anh và sau đó được phổ biến.
Trong Tiếng Việt, hãy tạm gọi phương pháp này là “kỹ thuật tách ghép từ”. Hãy đến với ví dụ bên dưới đây:
Ví dụ: Brusque (adj): lỗ mãng, cộc cằn _Giả sử bạn vừa nhìn là một từ tiếng Anh rất khó và hiếm. Nếu bạn gặp phải nó một lần, làm thế nào để ghi nhớ nó trong một thời gian dài, khi mà cơ hội bạn sẽ gặp lại nó trong cuộc sống là rất thấp. Bí quyết là gì? Hãy xem “kỹ thuật tách ghép từ” giải quyết vấn đề trên thế nào.
Từ BRUSQUE có thể tách là BRUS-QUE Tiếp đó, từ BRUS được biến đổi thành BRUSH (bút vẽ) và từ QUE biến đổi thành từ QUEEN (nữ hoàng). Như bạn thấy, những từ như BRUSH (bút vẽ) và QUEEN (nữ hoàng) là những từ vô cùng đơn giản với những người đã học tiếng Anh. Bây giờ, với từ BRUSQUE ban đầu nghĩa là “cộc cằn thô lỗ”, bạn hãy liên tưởng nó đến BRUSH (bút vẽ) và QUEEN (nữ hoàng).
Hãy tưởng tượng tại vương quốc của những cây bút vẽ, có một nữ hoàng ngự trị. Bà ta là một kẻ rất thô lỗ cộc cằn. ----> The BRUSH QUEEN is very BRUSQUE Hãy để có trí tưởng tượng của bạn được thỏa sức phát triển. Hãy hình dung hình ảnh trong câu văn vừa rồi thành những gì sinh động nhất, thú vị nhất bạn tưởng tượng được ra trong đầu.
Tưởng tượng và liên tưởng càng hay bao nhiêu, bạn càng nhớ từ lâu bấy nhiêu. Giờ hãy dành thời gian xem lại một lần nữa ví dụ ở trên. Bạn đã thuộc từ tiếng Anh này chưa? Nếu rồi, chúc mừng bạn, bạn đang nắm trong tay một phương pháp học từ vô cùng hiệu quả. Điểm mấu chốt của “kỹ thuật tách ghép từ” là nó dựa trên những từ gốc của từ người học đang nghiên cứu, sau đó biến đổi một cách cố ý để giúp người học lần sau gặp lại có thể dựa trên các đầu mối để nhớ ra từ. Có một kịch bản mà rất nhiều người học tiếng Anh gặp phải là: “Ồ mình đã gặp từ này một vài lần rồi nhưng không nhớ được nghĩa là gì?” Rõ ràng nhiều học sinh có ý thức họ đã gặp từ tiếng Anh này rồi, nhưng những manh mối của họ quá nhạt nhòa nên chỉ dừng ở cảm giác chứ không thể nhớ ra chính xác nghĩa của từ đó là gì. Sau khi dùng kỹ thuật tách ghép từ, mỗi khi nhìn vào một từ nào đã từng học, những từ ngữ bị tách lập tức sẽ biến thành manh mối dẫn người học tới nghĩa chính xác của từ.
Đây là một phương pháp rất hay dành cho những ai muốn nâng cao vốn từ vựng tiếng anh  mà không quan trọng quá việc nhớ chính xác một từ viết thế nào, chỉ cần nhận ra mặt chữ là được.
Dưới đây, để giúp các bạn hiểu hơn, bài viết xin cung cấp thêm vài ví dụ:
+ AUGUR(v) tiên đoán - Hãy nghĩ tới AUGUST (Tháng 8) Tưởng tượng: Một vị pháp sư có khả năng AUGUR (tiên đoán) những gì xảy ra trong AGUST (tháng 8)
+ BERATE (v) nghiêm trách, trừng trị - Hãy nghĩ tới BE-A-RAT (một con chuột) Tưởng tượng: Một cậu bé vì quá nghịch ngợm nên đã bị bà tiên trừng phạt, bà tiên BERATE (trừng phạt) cậu bằng cách MAKE HIM BE A RAT (biến cậu thành một con chuột) Không có một cách tách ghép từ chuẩn xác nào cả, tất cả phụ thuộc vào tính sáng tạo của bạn. Càng sáng tạo bao nhiêu, việc học từ của bạn càng đơn giản và dễ dàng bấy nhiêu.
Tuy có một số hạn chế, như không phải từ nào cũng có thể tách ra được, hoặc không phải ai cũng có sức sáng tạo mà ngồi tách ra được từng từ, nhưng quả thật đây là một cách học từ rất hay và hiệu quả. Hầu hết những ai đã thử qua phương pháp này đều nhận thấy rằng họ hầu như không quên từ mình đã học.
Chúc các bạn thành công trong việc học từ vựng tiếng anh nhé!

26 tháng 4, 2013

Mẹo luyện phát âm Tiếng anh cho bé


Nếu ngay từ những ngày đầu tiên bé được học cách phát âm tiếng Anh chuẩn, thì đó là bước khởi đầu rất vững chắc cho viêc học tiếng Anh của bé.Nhưng đối với người châu Á chúng ta để phát âm tiếng Anh thật chuẩn là phần tương đối khó nhất là với các bé đang trong độ tuổi học nghe.
Học nói hàng ngày tiêp xúc với ông bà cha mẹ không phải là người bản ngữ các bé sẽ nhanh chóng bắt chước theo cách phát âm đó vì hầu hết các ngôn ngữ Phương Đông đều không nối âm.Ví dụ bạn đọc "cảm ơn", chứ không đọc "cảm mơn", đọc là "im ắng", chứ không phải "im mắng"... Và theo thói quen, khi phát âm tiếng Anh,bé cũng bắt chước bạn sẽ không nối âm. Vì vậy, bạn phải luyện tập rất nhiều để bé có phản xạ này.Bé học tiếng Anh thật đơn giản và dễ dàng mà không cần tốn thêm nhiều công sức khi bạn biết hướng dẫn bé một số mẹo sau....
Hãy luyện theo giọng nói của người mà bé thích:
Bé thích giọng nói và ngữ điệu của ai? Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, công chúa nhạc Pop nổi tiếng người Australia Kylie Minogue hay diễn viên huyền thoại Anh Hugh Grant.
Sẽ rất tuyệt nếu bé nghe giọng nói của nhân vât mà bé hâm mộ. Vì vậy, hãy cho bé nghe họ thật thường xuyên, chú ý đến cách phát âm tiếng Anh  của họ, và sau đó luyện nói giống họ. Khả năng phát âm của bé sẽ được cải thiện nhanh chóng đấy.
be-nghe-tieng-anh
Cho bé nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt:
Hãy cho bé nghe những chương trình nói chuyện, những bài hát tiếng Anh của trẻ em trên sóng radio. Hãy xem những chương trình hoạt hình, đoạn video trên YouTube và cả những bộ phim đang ăn khách ở rạp nữa chứ. Và lưu ý là đừng cho bé đọc phụ đề nhé! Bạn cũng có thể cho bé nghe bài hát tiếng Anh trên máy tính và máy nghe nhạc MP3. Hãy để không gian bao quanh bé nhà bạn là phát âm tiếng Anh chuẩn – càng nhiều càng tốt.noi-tieng-anh-cho-be

Luyện nói cho bé ở mọi nơi khi có thể:
Luyện tập, luyện tập và luyện tập.Hãy cho bé nói và nói thật nhiều.Hãy cho bé nhớ lại những điều mà bé đã đươc nghe trong suốt cả ngày và nói lại. Bé nhà bạn sẽ là một học trò nhí có khả năng nghe rất tốt đấy!
Trong nhà tắm, dạo chơi công viên, thăm sở thú, hay chỉ là những mẩu quảng cáo nhỏ. Hãy cho bé thực hành phát âm tiếng Anh mọi nơi mọi lúc bất cứ thời gian nào. Như vậy là bạn đã tạo cho bé môi trường học tâp lý thú nhưng lại vô cùng hiệu quả.Cũng giống như đạp xe đạp, chơi nhạc cụ hay vẽ tranh – càng luyện tập thì bạn càng tiến bộ.
phat-am-tieng-anh-cho-tre
Hãy thu âm lại giọng của bé, cho bé nghe và lại ghi âm – tiếp tục, tiếp tục và tiếp tục:
Hãy cho bé "làm quen" với giọng nói của bé, nghe xem bé nói như thế nào, phát âm từ ra sao sau đó hãy chỉ cho bé những lỗi sai bé hay mắc phải và sau một thời gian tự bé có thể giúp chính mình. 
Hãy để bé chuẩn bị trước đoạn nói, thu âm vào máy MP3 hoặc điện thoại và sau đó nghe lại từng từ một. Sẽ là một cách luyện tập mới lạ và hiệu quả cho những thiên thần nhí tài giỏi của chúng ta.
luyen-noi-tieng-anh-cho-tre-em
Chỉ cho bé cách nói rõ, phát âm rõ từng từ cho tới khi kết thúc:
Điều quan trọng khi nói là làm sao để người khác có thể hiểu được. Hãy đảm bảo rằng bé nhà bạn nói rõ ràng và mọi người nghe hiểu bé nói gì.
Bạn có thể cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh  cho bé ngay trên nhưng chiếc máy tính bảng mini của mình. Đây là công cụ bạn có thể giúp bé luyện phát âm hiệu quả - Speaking Lab. Tất cả những thứ bạn cần ngoài máy tính ra là mạng Internet, loa và micro.

Học lỏm cách người nhật dạy con thông minh


Người Nhật có những bí quyết dạy con rất hay. Hãy cùng trung tâm tiếng anh trẻ em SMART KIDS CENTRE khám phá những nét đặc trưng trong cách dạy con của cha mẹ Nhật nhé!

Trẻ con Nhật chăm chỉ học tập, khả năng quyết đoán cao và  rất gắn bó với gia đình với sự lễ phép, quy củ trong khuôn phép. Sự thành công về kinh tế, kỹ thuật cũng như xã hội phát triển của Nhật đã cho nhân loại nhiều bài học quý giá. Trong đó, sự thành công trong giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ góp phần quan trọng. Mời các gia đình cùng tham khảo và khám phá những nét đặc trưng trong cách dạy con của cha mẹ Nhật.

1. Chú trọng chuyện cổ tích


Cũng như các bậc cha mẹ khác thường kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích và thần tiên. Tuy nhiên, người Nhật tiến thêm một bước nữa khi họ tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy chính là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,...

2. Không quy chụp, áp đặt


Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

Khen con, khen hành vi cụ thể: Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.

Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể như “Con đọc chữ này đúng và giỏi quá!”

3. Hầu như không cho con xem TV

Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng cảnh báo rằng sự tích tụ này trong vài chục năm sau sẽ có thể gây ra bệnh máu trắng cũng như làm tăng chiều hướng của hiện tượng tự kỷ.

“Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật

4. Dạy chữ từ sớm

Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Khi trẻ nhỏ nhớ chữ, sẽ có được tốt chất cao phi thường. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm do bởi khi mới sinh ra, trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu ngôn ngữ và học chữ bắt đầu hoạt động, trẻ trở thành con của loài người. Và họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ này hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.

Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo.

5. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.

6. Luyện trí nhớ

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có rất nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc luyện trí nhớ cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Người Nhật quan niệm, “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được tiếp xúc với các trò chơi trí tuệ luyện trí nhớ

7. Vận động đầy đủ

Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khoẻ, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khỏang cách tập luyện thành những đọan ngắn 10m, 20m mỗi ngày.

“Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, cha mẹ Nhật hiểu rõ điều này.

8. Thói quen tra cứu, tìm tòi


Cha mẹ đã biết hướng dẫn con mình sử dụng loại từ điển dễ tra cứu dành cho trẻ em. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.

Với những phương pháp dạy con tinh tế như thế, ắt hẳn người Nhật cũng sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều điều bổ ích để áp dụng cho chính gia đình của mình.

25 tháng 4, 2013

5 bước để học từ vựng hiệu quả


Một trong những điều quan trọng nhất khi học tiếng anh là vốn từ vựng. Các bạn cần trang bị cho mình một vốn từ vựng thật vững chắc thì việc học tiếng anh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Smart Kids Centre sẽ giới thiệu cho các bạn 5 bước học từ vựng thật hiệu quả. Hãy bắt đầu thực hành ngay hôm nay trong việc học tiếng anh nhé 
 
Bước 1 : Đầu tiên bạn nên học từ vựng theo chủ đề cho dễ học ( khuyến cáo nên mua quyển bài tập từ vựng tiếng anh của Xuân Bá , có hình ảnh và bài tập đi kèm , rất dễ nhớ ) . Nên học từ vựng theo chủ đề bởi vì chúng sẽ giúp bạn liên tưởng tốt hơn và đồng thời cũng dễ nhớ hơn .
Bước 2 :Bạn chỉ nên học các từ đơn giản từ 1 đến 2 âm tiết vì các từ nhiều âm tiểt khác trở lên .Đa phần là từ ghép .
Vd: waterfall (thác nước ) = water( nước ) + fall( ngã )
football( đá bóng ) = foot( chân ) + ball ( bóng )
Tuy nhiên , vẫn còn 1 số ngoại lệ
VD : butterfly (con bướm ) = butter ( bơ ) + fly ( bay hoặc con ruồi )
screwdriver ( tua vít ) = screw ( ốc vít ) + driver ( người lái xe )
Trong trường hợp này , tốt nhất bạn nên sử dụng trí tưởng tượng ( tưởng tượng là yếu tố then chốt của trí nhớ ) càng cụ thể , nhiều hình ảnh sinh động và càng quái dị thì … càng tốt .
VD : butterfly . Bạn hãy hình dung , một con bướm đang bay liệng tung tăng thì một miếng bơ thơm ngon từ đâu bay đến trúng luôn vào com bướm làm nó được ướp nguyên 1 màu vàng và bạn tưởng đó là 1 miếng bơ lạ cho vào mồm nhai nhóp nhép . ( lạy chúa con đang đói )
Bước 3 : Học các tiếp đầu ngữ và tiếp vị ngữ, ngữ căn . Tiếp đầu ngữ là những từ được thêm đằng trước từ để làm rõ nghĩa thêm . Tiếp vị ngữ cũng tương tự nhưng là ở phía sau . ( để học cái này , bạn nên mua quyển dạy đọc nhanh của Tony Buzan , ở đó tổng hợp tất cả 3 cái trên , rất hữu ích ) .
Vd : mis ( sai ) + understand ( hiểu ) = misunderstand ( hiểu nhầm )
under ( dưới ) + ground ( mặt đất ) = underground ( dưới mặt đất )
garden ( làm vườn ) + er ( chỉ điều kiện or hoạt động ) = gardener ( người làm vườn )
work ( làm việc ) +er ( như trên ) = worker ( công nhân )
Sự kết hợp giữa bước 2 và 3 :
VD : goal( khung thành ) + keep ( giữ ) + er ( chỉ đk or hoạt động ) = goal ( khung thành ) + keeper ( người giữ ) = thủ môn
Bước 4 :Chia tất cả các từ cùng 1 chủ đề thành từng nhóm nhỏ ( có điêm tương đồng ) để dễ học và không bỏ sót từ nào .
VD : basketball , football , footballer , goalkeeper , runner , baseball , ..
Chia làm 2 nhóm :
Nhóm 1 các môn thể thao : basketball , baseball , football
Nhóm 2 vận động viên : runner , goalkeeper , footballer .
Bước 5 : Phải học thường xuyên và có tính kiên trì . Hiện tại đây là 1 số cách cơ bản , dành cho cả dân chuyên và không chuyên tiếng anh . Có thể bạn chưa đạt được mức 100 từ / ngày ngay lập tức nhưng nếu cứ làm đều đều thì mình nghĩ giới hạn ko chỉ dừng lại ở 100 từ đâu .
ĐỪNG MONG ĐIỀU GÌ SẼ THAY ĐỔI BẠN TRỪ KHI CHÍNH BẠN TỰ THAY ĐỔI NÓ

Câu lạc bộ tiếng anh trẻ em SKC English Club


Smart Kids Centre English Club là câu lạc bộ tiếng Anh trẻ em thành lập năm 2013 của trung tâm tiếng Anh Smart Kids Centre (SKC)
1.Giới thiệu về câu lạc bộ tiếng Anh Smart Kids Centre English Club:
Đến với SKC English Club các bé sẽ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhiều các bạn nhỏ khác trong thành phố Hà nội và đặc biệt là cơ hội để giao tiếp với các thầy cô giáo bản ngữ tăng khả năng giao tiếp, tự tin cho các bé. SKC Club sẽ là một chân trời mới rộng mở cho các bé khám phá một thế giới mới nhiều điều kì diệu và giúp trí tuệ bé phát triển tốt hơn.

/

Đến với câu lạc bộ SKC English Club các bé  sẽ được phân phòng, sinh hoạt theo độ tuổi hoặc trình độ, được giáo viên TEST MIỄN PHÍ trình độ tiếng Anh cho bé để đạt được hiệu quả cao nhất. Dẫn chương trình câu lạc bộ (CLB) là các giáo viên phòng đào tạo , giáo viên bản ngữ tận tình, có thâm niên kinh nghiệm giảng dạy tại các trường mầm non và trung tâm anh tiếng Anh SKC phụ trách chạy chương trình trên lớp, hứa hẹn sẽ mang tới cho các con những giờ "CHƠI" tiếng Anh thực sự bổ ích và lý thú.

/

2. Tiêu chí hoạt động của câu lạc bộ Smart Kids Centre English Club:
 Smart Kids Centre Club sẽ là môi trường học tập và rèn luyện tiếng Anh bổ ích với các hoạt động phong phú. Các bé sẽ trực tiếp tham gia vào các hoạt động giao tiếp, trò chơi, hình ảnh tạo một phản xạ tự nhiên cho các bé khi phát âm ngoại ngữ. Ngoài ra Smart Kids Centre Club còn là cầu nối bạn bè, giao lưu học hỏi lẫn nhau để tăng sự thân thiện, cách sống hòa đồng- một điều vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay. Một việc không thể thiếu là sự liên hệ mật thiết giữ phụ huynh và giáo viên trao đổi về tình hình học tập tiến bộ của các bé để cùng.
Câu lạc bộ luôn cố gắng để mang tới những hoạt động mới mẻ và thú vị.Nắm bắt được tâm lí của trẻ em, câu lạc bộ SKC English CLub luôn cố gắng sáng tạo cũng như áp dụng các hoạt động trong lớp thiết thực, gắn liền với bài học để các bé dễ dàng tiếp thu bài học một cách hiệu quả.

/

Giúp mở rộng vốn kiến thức văn hóa xã hội, làm phong phú đời sống tinh thần của các bé. Không những được rèn luyện và ôn lại kiến thức tiếng anh trên lớp.Các bé còn có cơ hội tiếp cận với những kiến thức xã hội vô cùng bổ ích qua các phần chơi: Đố vui, vẽ tranh, và các hoạt động dã ngoại. Đặc biệt, câu lạc bộ SKC Eglish Club tổ chức "picnic for Learning"  quanh thành phố Hà Nội,tại ThaiLand.Các bé được trải nghiệm tại lớp học thực tế cũng như được du lịch mọi nơi tại nước bạn. Đây là một trong những hoạt động thường niên và được rất nhiều bạn nhỏ quan tâm.

cau-lac-bo-tieng-anh-smart-kids-centre-cac-be-tren-lop

Địa điểm: CLB English Club sẽ có 2 phòng : 
- Phòng Teddy dành cho các bé trên 6 tuổi hoặc trình độ tiếng anh tương đương sinh hoạt tại tầng 3 trụ sở SKC.
- Phòng Bubby dành cho các bé 3-6 tuổi.
Thời gian : 8h30 – 9h45 chủ nhật hàng tuần.
HÃY ĐẾN SMART KIDS CENTRE ENGLISH CLUB ĐỂ TRỞ THÀNH "CÔNG DÂN TOÀN CẦU"

24 tháng 4, 2013

Phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ em


Ngay từ khi sinh ra, con người đã có nhu cầu  liên lạc, giao tiếp và ứng xử với môi trường và những người xung quanh để phát triển và tồn tại.
Vì vậy kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những kiến thức nền tảng của con người. Sau đây là những kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ do trung tâm tiếng anh trẻ em SMART KIDS CENTRE sưu tầm
I. SỰ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Không phải đợi đến khi trẻ đi học, thì cha mẹ mới quan tâm đến việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, mà ngay từ nhỏ đã phải có những quan tâm và tác động đến viêc phát triển kỹ năng cần thiết này, mà một trong những mối quan hệ chính yếu chính là kỹ năng giao tiếp giữa mẹ và con.
1. Kỹ năng giao tiếp của trẻ qua các lứa tuổi
Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp bé tồn tại và phát triển, bé giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động của tay chân và đặc biệt là qua tiếng khóc… Một người mẹ có sự quan tâm và gần gũi con chắc chắn sẽ hiểu khi nào bé khóc vì đói, khi nào bé khóc vì đau, vì sợ và cả vì nhõng nhẽo nữa !
Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì bé bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng  những mối tương giao với mọi người xung quanh.
Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Đây là một kỹ năng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố  khác nhau, vì thế ngoài năng lực nội tại của trẻ,  phụ huynh cũng cần quan tâm  giúp trẻ phát triển về kỹ năng giao tiếp bằng cách kích thích nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe – nhìn và đụng chạm.
2. Các công cụ giao tiếp:
Mắt là cơ quan tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài, phụ huynh cần có biện pháp bảo vệ mắt của trẻ, không cho trẻ tiếp xúc nhiều và lâu với những nguồn ánh sáng chói chang. Đặc biệt là với màn hình vi tính và TV sẽ gây ra những tác động xấu về cả thị lực lẫn sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhất là trong lúc ăn. Mặc dù đây là một trong những thói quen của nhiều bậc cha mẹ vì cho rằng trẻ thích như vậy, thu hút được sự tập trung nên trẻ sẽ ngồi yên để ăn. Nhưng thực tế là trẻ bị “chìm đắm” trong giòng thác âm thanh và hình ảnh khiến trẻ dần dần trở nên thụ động .
Tai cũng là một cơ quan cần thiết để giúp trẻ nhận ra các thông tin, tiếp nhận ý nghĩa của từ ngữ để hình thành ngôn ngữ, nếu trẻ phải sống trong một môi trường quá yên lặng, không có tiếng nói của những người xung quanh hay ngược lại quá ồn ào, hỗn độn với nhiều tạp âm, trẻ cũng không thể phát triển về ngôn ngữ bằng lời nói của mình.
Sự cảm nhận qua xúc giác trên da và bằng sự cầm nắm cũng giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, chính vì vậy mà trẻ sơ sinh rất cần được sự ôm ấp, vuốt ve và được tạo cơ hội cầm nắm các đồ vật với những tính chất khác nhau từ cứng, mềm cho đến láng trơn hay sần sùi… Trẻ được tiếp xúc nhiều qua sự cầm nắm và đụng chạm sẽ phát triển tốt hệ thống thần kinh phản xạ, trẻ sẽ trở nên linh hoạt và thoải mái hơn.
3. Ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp:
Ngôn ngữ được xem là công cụ chính trong việc giao tiếp, từ khi sinh ra cho đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên thì trẻ giao tiếp bằng tiếng khóc, và cử chỉ, ánh mắt… Khi trẻ bắt đầu nói và ngôn ngữ sẽ được phát triển rất nhanh từ khi trẻ trên 12 tháng, cho đến khi trẻ được 5 tuổi thì ngôn ngữ đã hoàn thiện, trẻ có đủ vốn từ ( khoảng 2000 từ ) để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Việc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi những trò chơi phát triển ngôn ngữ, đọc sách hay kể chuyện cho trẻ nghe là những hoạt động  cần thiết để giúp trẻ đạt được sự giao tiếp tốt nhất.
Tuy nhiên, không phải cứ nói nhiều, nói hoài với trẻ là tốt, mà nhiều khi một bà mẹ nói chuyện quá nhiều với con, nói những câu dài và trả lời luôn cho con khiến trẻ chỉ biết gật gù , lại là một trong những nguyên nhân gây ra sự thụ động hay chậm nói cho trẻ.
II. KỸ NĂNG GIAO TIẾP XÃ HỘI
Kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho trẻ. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng không hiểu được nhau ! Trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
1. Hình thành sự tương tác hiệu quả :
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất,  trong giai đoạn ngôn ngữ chưa phát triển, thì hình ảnh lại có một vai trò to lớn trong việc giúp cho trẻ giao tiếp với những người xung quanh và xây dựng ngôn ngữ ngày một hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào cũng hữu ích mà không ít những hình ảnh sẽ tạo ra những hiệu ứng không tốt cho trẻ. Chính vì thế, những hành động mang tính làm gương của bố mẹ hay làm mẫu cho trẻ bắt chước theo là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc cho trẻ xem chính những hình ảnh của trẻ trong các sinh hoạt hằng ngày và hình ảnh diễn tả cảm xúc ( Hình bé khóc, cười, giận, hờn, lo lắng … ) sẽ giúp trẻ nhận ra được những cảm xúc để có thể biết cách diễn tả, từ đó đi đến việc làm chủ cảm xúc.
Chúng ta hãy cho trẻ xem các ảnh chụp và phụ đề dùm cho bé: Này, hình con đang uống sữa này, sữa ngon quá  “ – À ! con đang khóc nè, ui hai má tèm lem nước mắt nước mũi , tức cười quá !” “ con có vẻ lo lắng quá, con lo cái gì vậy ?” Chúng ta không nhất thiết buộc trẻ phải trả lời, mà chỉ cần trẻ hiểu được câu nói của mình là đủ.
Việc cho trẻ ra ngoài chơi nơi công viên, nhà sách, siêu thị cũng là một biện pháp hiệu quả giúp trẻ phát triển trí nhớ hình ảnh để làm cho vốn từ ngữ của mình ngày một phong phú hơn. Điều này đòi hỏi bố mẹ cần có kinh nghiệm để ứng xử với những hành vi kém thích nghi như : Không biết kìm chế, tự tiện lấy những món hàng bầy bán, đòi hỏi bố mẹ phải mua cho mình những món ưa thích nếu không thì sẽ ăn vạ… Đây cũng là một yêu cầu trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ.
2. Các hành vi ứng xử thích hợp/ không thích hợp
Trong đa số gia đình, trẻ hầu như được bảo vệ và chăm sóc theo  nguyên tắc là phụ thuộc và nuông chiều. Các bậc cha mẹ thường cho trẻ ăn những món mà họ cho rằng rất bổ dưỡng cho trẻ, cho trẻ mặc những y phục mà theo họ là thích hợp, và buộc trẻ phải có những hành vi ứng xử mà họ nghĩ rằng đó là sự vâng lời.
Tất cả những điều đó sẽ là tốt đẹp nếu nó ở một chừng mực nào đó, nếu vẫn có những lĩnh vực và không gian cho phép trẻ có cơ hội để bộc lộ những sở thích cá nhân, những hành vi tự chủ. Nhưng nó sẽ là một bi kịch vì sẽ dẫn đến những xung đột trong việc giao tiếp, tạo cho trẻ những nhận thức và hành vi không phù hợp khi trẻ bắt đầu tiếp xúc, hình thành các khả năng giao tiếp với xã hội bên ngoài, nếu như trẻ phải tiếp nhận những sự bắt buộc. Ngược lại là một sự nuông chiều, trẻ được chấp nhận mọi yêu cầu vô điều kiện với suy nghĩ đơn giản là trẻ nhỏ chưa biết gì, chiều nó một chút cũng không sao, nhưng điều đó sẽ tạo nên những hành vi và nhận thức sai lệch của trẻ mà lâu dần sẽ biến thành thói quen rất khó thay đổi !
Vì vậy ngay từ nhỏ trẻ cũng cần phải biết những hạn chế về không gian và thời gian, trong nhà có những chỗ không thể chơi đùa, và dĩ nhiên là phải có chỗ được chơi tự do. Trong việc ăn uống, vui chơi cũng có những mốc thời gian, sẽ có những khoản thời gian nhất định cho việc ăn uống chơi đùa và học tập. Trẻ cũng cần có một cái lịch hoạt động cho các công việc của mình từ sáng đến chiều để có được sự ổn định và hình thành tư duy logic – biết cái gì xảy ra trước, cái gì sẽ đến để có được những chuẩn bị và đáp ứng thích hợp.
Đối với người lớn, trẻ cần được tập cho những lời nói lễ phép và tự nhiên, không quá màu mè và hình thức nhưng cũng không được phép cộc lốc và xuồng sã – Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng xử của bố mẹ với người khác. Chúng ta sẽ không thể cấm trẻ nói năng thô lỗ nếu chính bố mẹ thích “xả rác bằng miệng” và cũng không thể buộc trẻ lễ phép khi bố mẹ không có những hành vi lịch sự tối thiểu.
Ngoài bố mẹ, trẻ có thể bắt chước các hành vi và ngôn ngữ không thích hợp ở họ hàng, những người giúp việc hay thậm chí cả những người hàng xóm nếu gia đình sống trong một khu phố lao động, trẻ em thường xuyên tiếp xúc với nhiều hạng người khác nhau. Vì thế, chúng ta cũng cần lưu ý đến những nguồn có khả năng gây “ô nhiễm” cho lời nói và hành động của trẻ, mà nhiều khi rất nặng nề nếu như không được ngăn ngừa và phát hiện sớm.
3. Biện pháp giáo dục và tác động:
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng  thực hành . Những lời dạy dỗ sáo rỗng không đem lại kết quả tốt mà còn phản tác dụng, khi trẻ em được chứng kiến những cảnh: nói vậy mà không phải vậy – vì chắc chắn trẻ sẽ nhìn vào hành động của người lớn chứ không nghe theo những gì mà người lớn dạy bảo, trừ khi có những hành động minh chứng cho sự dạy dỗ đó.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quá lo lắng cho rằng mình phải là một bậc cha mẹ mẫu mực thì mới có thể dạy con ứng xử hay mới có thể là một tấm gương cho con noi theo. Chúng ta cũng có những khó khăn và hạn chế về năng lực và tính cách. Nhưng điều quan trọng là chúng ta không nên che đậy, dấu diếm hay đóng kịch trước mặt trẻ. Các em sẽ nhận ra điều này và sẽ không còn tin cậy vào chúng ta nữa, đó mới là điều nguy hiểm nhất.
Chúng ta hãy giáo dục con bằng cả tấm lòng với sự trung thực, đôi khi ngay cả với những ứng xử và ngôn ngữ vụng về của bố mẹ lại có những tác động mạnh mẽ đến đứa con hơn là những hành vi và lời nói hoa mỹ “đúng chuẩn quốc tế” . Ở một góc độ khác, với trẻ nhỏ chúng ta nên tránh hay hạn chế tối đa những câu nói bóng gió, những câu có ý nghĩa ẩn dụ ngược lại. Nếu chúng ta không muốn trẻ đi ra ngoài sân thì hãy nói thẳng : “ Mẹ không muốn con ra ngoài sân lúc này” hơn là : “ Ừ có giỏi thì cứ đi đi” trẻ sẽ hoang mang trước câu nói và thái độ của chúng ta lúc đó, và sẽ dần dần không muốn giao tiếp với bố mẹ nữa vì bé không hiểu là mẹ muốn gì !
Ngoài ra, với trẻ nhỏ thì phạm vi giao tiếp còn rất hạn chế cũng như đơn giản, thông thường trẻ chỉ tiếp xúc với những người trong gia đình và nếu có với người lạ thì cũng có bố mẹ ở bên cạnh để “đỡ đòn” vì thế cũng không nhất thiết phải dạy trẻ quá nhiều thứ . Nhưng một trong những điều mà trẻ cần phải học và nhận biết một cách đầy đủ, đó là tính tôn trọng – Điều này được thể hiện qua các khía cạnh sau : 
- Biết nói lời xin lỗi, biết nói cám ơn.
- Không cướp lời, nói leo khi người khác nói.
- Không tự tiện lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.
Và cả ba khía cạnh này sẽ được trẻ học rất tốt qua sự làm gương của bố mẹ, khi chúng ta biết cám ơn và xin lỗi những người mà chúng ta tiếp xúc trên đường phố, hay trong sự va quẹt khi giao thông, cũng như ở ngay ở trong gia đình khi chính bố mẹ không tự tiện lục  cặp của trẻ, không tự tiện lấy những món đồ của trẻ hay của người khác để sử dụng cho riêng mình thì chắc chăn việc chúng ta dạy các em những ngôn ngữ giao tiếp này rất dễ dàng.
III. KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA TRẺ VỚI TRẺ
Nếu chúng ta quan sát một nhóm trẻ chơi trong các lớp mẫu giáo, thì sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nhóm trẻ chơi với một loại công cụ hay những món đồ chơi nào đó nhưng hầu như chúng không có sự phối hợp với nhau. Nói cách khác, trẻ chưa có khả năng cùng chơi với nhau hay biết phối hợp để chơi. Trẻ chơi theo khả năng nhận thức và tư duy của bản thân và điều này mang tính cá nhân, không trẻ nào giống trẻ nào.
1. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ
Vì vậy, trong chương trình giáo dục Mẫu giáo, thì các trò chơi chung và những hoạt động như đóng kịch ( theo các câu chuyện kể ) và chơi các trò chơi sắm vai chính là để tập cho trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội.
Trong phạm vi gia đình thì chúng ta nên thường xuyên dẫn trẻ đi chơi ngoài công viên, tạo điều kiện cho trẻ mời bạn bè về nhà cùng chơi với nhau dưới sự sắp xếp và gợi ý của bố mẹ là những biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp với bạn bè của các em.
Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác, chính chúng ta nên chơi với trẻ và tập cho các bé những cách chơi mang tính lần lượt, thay phiên nhau : Mẹ vẽ một vòng, bé vẽ một vòng – mẹ xếp một khối gỗ, bé xếp một khối khác lên… hay chơi những trò chơi buôn bán, mẹ là người mua hàng, bé là người bán hàng … Khi trẻ đã quen những trò chơi cùng nhau như thế, thì khi đến lớp sẽ dễ dàng tham gia các hoạt động cùng với các bạn hơn.
2. Giúp trẻ những ứng xử thích hợp:
Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát linh động nhưng cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc quá nóng nảy, hiếu động… Vì thế, chúng ta cần phải biết rõ tính cách của con em mình để có thể cho các chơi với những người bạn thích hợp với cá tính hầu tránh xẩy ra những va chạm về tính cách.
Nhưng trong các trường hợp nếu có xảy ra các va chạm thì chúng ta cũng không nên vì lòng thương con mà trở nên thiếu khách quan, có những ứng xử thiên lệch, bao che cho con mình, vì điều đó tuy giúp cho các em có những kết quả nhất thời nhưng sẽ để lại những hậu quả tai hại về sau trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi hai trẻ cùng gây gổ, thì chúng ta nên tách các em ra và phê bình hành vi của các em như “ôi, giàng nhau đồ chơi là không tốt đâu, mẹ không thích chút nào” chứ không phê bình bản thân đứa trẻ : Con tệ quá, sao lại giành đồ chơi của bạn như thế ?” hay có phản ứng tệ hơn : “ Thôi, đừng thèm chơi với bạn đó nữa, về nhà mẹ cho đồ chơi đẹp hơn”.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng nền tảng để giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống - Vì thế cần được quan tâm và giúp trẻ phát triển một cách tiệm tiến - từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ.

80 video học tiếng anh hiệu quả cho người mới bắt đầu


80 VIDEO HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Hôm nay Trung tâm tiếng anh trẻ em SMART KIDS CENTRE giới thiệu loạt 80 bài học tiếng Anh qua video trên truyền hình Mỹ đã được rất nhiều người học tiếng Anh ở Việt Nam biết đến và đánh giá hữu ích.

80 bài học này chia làm 3 cấp độ. Mỗi bài học có nhiều phần luyện tập gồm: học từ vựng , ngữ pháp tiếng anh, luyện đọc, luyện phát âm, đàm thoại, tình huống mở rộng.

Đây là các bài học:


Hướng dẫn: Vào địa chỉ trên nhấn Play để học. Nhấn biểu tượng được đánh dấu trên hình để hiển thị danh sách các bài học và lựa chọn bài học để xem.   

Trung tâm tiếng anh trẻ em SMART KIDS CENTRE chúc bạn những giây phút học tiếng anh qua video thật thoải mái

Danh sách các bài học:

EFU - ENGLISH FOR BEGINNER LEVELS 

Teacher: Molly STONE
Lesson 01 - Nice to meet you!
Lesson 02 - How are you?
Lesson 03 - What does she look like?
Lesson 04 - Where are you from?
Lesson 05 - Do you speak English?
Lesson 06 - My family.
Lesson 07 - These are my relatives.
Lesson 08 - What do you do?
Lesson 09 - Where do you work?
Lesson 10 - What time is it?
Lesson 11 - What day is it?
Lesson 12 - How is the weather?
Lesson 13 - What are you wearing?
Lesson 14 - The Body
Lesson 15 - Whats the matter?
Lesson 16 - Home sweet home
Lesson 17 - Tell me about your furniture
Lesson 18 - Im hungry!
Lesson 19 - What sports can you play?
Lesson 20 - What did you do yesterday?
Lesson 21 - What are you going to do?
Lesson 22 - Would you like to go...?
Lesson 23 - My Vacation
Lesson 24 - How do you travel?
Lesson 25 - How do you get there?
Lesson 26 - Ask me a question
Lesson 27 - I dont know
Lesson 28 - Review I (Lessons 1 to 9)
Lesson 29 - Review II (Lessons 10 to 18)
Lesson 30 - Review III (Lessons 19 to 27)

EFU - ENGLISH FOR ELEMENTARY LEVELS 
Teacher: Nicole JONES
Lesson 01 - Welcome
Lesson 02 - Special days
Lesson 03 - Entertaining
Lesson 04 - At school
Lesson 05 - Location
Lesson 06 - Shopping
Lesson 07 - Did you buy this for me?
Lesson 08 - Activities
Lesson 09 - Listen to the music
Lesson 10 - Whats for dinner?
Lesson 11 - He is taller than I am
Lesson 12 - What is the tallest mountain?
Lesson 13 - At home
Lesson 14 - At the station
Lesson 15 - Do this
Lesson 16 - Past experiences
Lesson 17 - Future life
Lesson 18 - I wish upon a star
Lesson 19 - World knowledge
Lesson 20 - Getting around
Lesson 21 - Social Groups
Lesson 22 - Dining out
Lesson 23 - What are your job skills?
Lesson 24 - Talking on the phone
Lesson 25 - The Art
Lesson 26 - Transportation
Lesson 27 - Celebrations
Lesson 28 - Review I (Lessons 1 to 9)
Lesson 29 - Review II (Lessons 10 to 18)
Lesson 30 - Review III (Lessons 19 to 27)

EFU - ENGLISH FOR INTERMEDIATE LEVELS
Teacher: Christopher OCONNELL
Lesson 01 - Horror Films
Lesson 02 - Rock N Roll
Lesson 03 - Space
Lesson 04 - On the farm
Lesson 05 - At the hospital
Lesson 06 - At the circus
Lesson 07 - At the beach
Lesson 08 - Crime doesn t pay
Lesson 09 - At the a musement park
Lesson 10 - At the grocey store
Lesson 11 - At the playground
Lesson 12 - Under the weather
Lesson 13 - At the hotel
Lesson 14 - Fairy Tales & Legends
Lesson 15 - Christmas time
Lesson 16 - In the workshop
Lesson 17 - At the camp
Lesson 18 - At the doctors
Lesson 19 - Review 1 Lessons
Lesson 20 - Review 2 Lessons




22 tháng 4, 2013

Mẹo luyện phát âm tiếng anh cho bé


Mẹo luyện phát âm tiếng anh cho bé






















Nếu ngay từ những ngày đầu tiên bé được học cách phát âm tiếng Anh chuẩn, thì đó sẽ là bước khởi đầu rất vững chắc cho viêc học tiếng Anh của bé.Nhưng đối với người châu Á chúng ta để phát âm tiếng Anh thật chuẩn là phần tương đối khó nhất là với các bé đang trong độ tuổi học nghe.
Học nói hàng ngày tiêp xúc với ông bà cha mẹ không phải là người bản ngữ các bé sẽ nhanh chóng bắt chước theo cách phát âm đó vì hầu hết các ngôn ngữ Phương Đông đều không nối âm.Ví dụ bạn đọc "cảm ơn", chứ không đọc "cảm mơn", đọc là "im ắng", chứ không phải "im mắng"... Và theo thói quen, khi phát âm tiếng Anh,bé cũng bắt chước bạn sẽ không nối âm. Vì vậy, bạn phải luyện tập rất nhiều để bé có phản xạ này.Bé học nói tiếng Anh thật đơn giản và dễ dàng mà không cần tốn thêm nhiều công sức khi bạn biết hướng dẫn bé một số mẹo sau....
Hãy luyện theo giọng nói của người mà bé thích:
Bé thích giọng nói và ngữ điệu của ai? Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, công chúa nhạc Pop nổi tiếng người Australia Kylie Minogue hay diễn viên huyền thoại Anh Hugh Grant.
Sẽ rất tuyệt nếu bé nghe giọng nói của nhân vât mà bé hâm mộ. Vì vậy, hãy cho bé nghe họ thật thường xuyên, chú ý đến cách phát âm tiếng Anh  của họ, và sau đó luyện nói giống họ. Khả năng phát âm của bé sẽ được cải thiện nhanh chóng đấy.
be-nghe-tieng-anh
Cho bé nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt:
Hãy cho bé nghe những chương trình nói chuyện, những bài hát tiếng Anh của trẻ em trên sóng radio. Hãy xem những chương trình hoạt hình, đoạn video trên YouTube và cả những bộ phim đang ăn khách ở rạp nữa chứ. Và lưu ý là đừng cho bé đọc phụ đề nhé! Bạn cũng có thể cho bé nghe bài hát tiếng Anh trên máy tính và máy nghe nhạc MP3. Hãy để không gian bao quanh bé nhà bạn là phát âm tiếng Anh chuẩn – càng nhiều càng tốt.noi-tieng-anh-cho-be
Luyện nói cho bé ở mọi nơi khi có thể:
Luyện tập, luyện tập và luyện tập.Hãy cho bé nói và nói thật nhiều.Hãy cho bé nhớ lại những điều mà bé đã đươc nghe trong suốt cả ngày và nói lại. Bé nhà bạn sẽ là một học trò nhí có khả năng nghe rất tốt đấy!
Trong nhà tắm, dạo chơi công viên, thăm sở thú, hay chỉ là những mẩu quảng cáo nhỏ. Hãy cho bé thực hành phát âm tiếng Anh mọi nơi mọi lúc bất cứ thời gian nào. Như vậy là bạn đã tạo cho bé môi trường học tâp lý thú nhưng lại vô cùng hiệu quả.Cũng giống như đạp xe đạp, chơi nhạc cụ hay vẽ tranh – càng luyện tập thì bạn càng tiến bộ.
phat-am-tieng-anh-cho-tre
Hãy thu âm lại giọng của bé, cho bé nghe và lại ghi âm – tiếp tục, tiếp tục và tiếp tục:
Hãy cho bé "làm quen" với giọng nói của bé, nghe xem bé nói như thế nào, phát âm từ ra sao sau đó hãy chỉ cho bé những lỗi sai bé hay mắc phải và sau một thời gian tự bé có thể giúp chính mình.
Hãy để bé chuẩn bị trước đoạn nói, thu âm vào máy MP3 hoặc điện thoại và sau đó nghe lại từng từ một. Sẽ là một cách luyện tập mới lạ và hiệu quả cho những thiên thần nhí tài giỏi của chúng ta.
luyen-noi-tieng-anh-cho-tre-em
Chỉ cho bé cách nói rõ, phát âm rõ từng từ cho tới khi kết thúc:
Điều quan trọng khi nói là làm sao để người khác có thể hiểu được. Hãy đảm bảo rằng bé nhà bạn nói rõ ràng và mọi người nghe hiểu bé nói gì.
Bạn có thể cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh  cho bé ngay trên nhưng chiếc máy tính bảng mini của mình. Đây là công cụ bạn có thể giúp bé luyện phát âm hiệu quả - Speaking Lab. Tất cả những thứ bạn cần ngoài máy tính ra là mạng Internet, loa và micro.

Có nên cho trẻ em học tiếng anh ngay từ khi còn nhỏ


Câu trả lời là có - Con người sinh ra với bản năng tự nhiên trong học ngôn ngữ và nhu cầu giao tiếp. Đầu tiên, chúng ta chỉ biết khóc. Nhưng cho đến khi lên bốn, chúng ta có thể giao tiếp với gia đình và bạn bè, một sự thay đổi đáng kinh ngạc từ việc không biết một ngôn ngữ nào trở thành thuần thục một ngôn ngữ khi 4 tuổi.
Và bước tiến này được thấy ở tất cả chúng ta và ở mỗi đứa trẻ ta vẫn thấy thường ngày.Trẻ khám phá ngôn ngữ đó qua việc trò chuyện với người lớn và mắc các lỗi sai trong ngôn ngữ hay qua chơi đùa và trò chuyện với những bạn cùng tuổi.Và điều kỳ diệu là trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng những chiến lược học ngôn ngữ có tính bẩm sinh của riêng các em vào việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và sẽ sớm nhận thấy rằng, các em cũng có thể áp dụng những chiến lược này vào việc học tiếng Anh. Vì một lý do nào đó, trí não con người bắt đầu thay đổi trước tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành, mất đi khả năng dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ.Cuối cùng, trí não của đứa trẻ 8 tuổi sẽ trở thành trí não của một người lớn không có khả năng tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên. Đó cũng là một trong những lý do mà phụ huynh cần cho trẻ học tiếng anh sớm
hoc-tieng-anh-cho-tre-em
Nhưng cũng xin lưu ý với các bậc phụ huynh là ngay từ nhỏ, nếu trẻ được tiếp xúc nhiều với các giáo viên bản ngữ hoặc môi trường tiếng Anh chuẩn, phát âm của cháu sẽ thực sự chuẩn xác.Đây là vấn đề rất quan trọng nếu như bố hoặc mẹ muốn con nói như người bản xứ, vì sau này khi các cháu lớn lên, tư duy ngôn ngữ đã được định hình rồi thì rất khó để có được giọng chuẩn.
Lúc 3 - 5 tuổi là giai đoạn thần kinh não bộ của trẻ phát triển với tốc độ rất nhanh, tạo thuận lợi cho việc kích hoạt nhiều loại tiềm năng sớm của trẻ, trong đó có tiềm năng học ngoại ngữ. Nhiều chuyên gia quốc tế gọi đây là "thời kỳ vàng" quyết định đỉnh cao của sự phát triển ngôn ngữ và  học ngoại ngữ cho trẻ sau này. Nhiều học sinh đạt giải cao về tiếng Anh, như  Hoàng Hải Linh,  Đỗ Nhật Nam...đã bắt đầu được kích hoạt năng khiếu tiếng Anh từ giai đoạn này.
tre-em-hoc-tieng-anh
Việc kích hoạt sớm học tiếng Anh sẽ giúp trẻ phát triển nhiều loại trí thông minh góp phần dẫn đến sự thành đạt trong tương lai: Trẻ sẽ tư duy tích cực hơn khi biết thêm một cách diễn đạt mới khác với cách diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ, trẻ sẽ hiểu tiếng Việt rõ hơn, ngôn ngữ sẽ phong phú hơn, tương tác sẽ được mở rộng hơn, cảm xúc của trẻ sẽ cân bằng hơn nhờ sự bổ sung lẫn nhau giữa hai cách giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Nếu kích hoạt muộn, thì những tiềm năng quan trọng nhất về ngoại ngữ của trẻ sẽ không cơ hội phát triển thành năng lực ở đỉnh cao sau này, vì "giai đoạn vàng" sẽ qua đi.Muốn giúp trẻ có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong tương lai, phải chú ý những kích hoạt sớm nhằm tạo dấu vết ban đầu trong não bộ của trẻ. Nhiều sinh viên đỗ đại học với điểm số cao nhưng khi vào đại học lại vất vả với môn tiếng Anh  hơn các bạn bình thường đã bày tỏ sự tiếc nuối vì lúc nhỏ đã không được kích hoạt tiềm năng này như các bạn ở các thành phố lớn.
tieng-anh-tre-em
Kích hoạt tiếng Anh đúng lúc không chỉ giúp trẻ có khả năng sử dụng thành thạo một ngôn ngữ quốc tế rất thông dụng hiện nay, mà còn có giá trị giúptrẻ phát triển hài hoà nhiều loại trí thông minh: Bên cạnh thông minh về nhận thức còn có thông minh cảm xúc, thông minh ngôn ngữ, thông minh tương tác, bên cạnh sự phát triển tư duy, trẻ còn cần có sự cân bằng về tâm lý do việc học ngoại ngữ đem lại. Kinh nghiệm kích hoạt sớm tiềm năng tiếng Anh cho trẻ em cũng là một trong những kinh nghiệm quan trọng của dân tộc Do Thái góp phần đưa họ lên đỉnh cao về số lượng giải Nobel và các thành tựu kinh doanh so với các dân tộc khác trên thế giới.Các bài học được đưa vào chương trình thường dưới hình thức các bài hát, bài thơ hay hội thoại đơn giản và vui nhộn, các hoạt động trên lớp mà giáo viên tổ chức cũng mang tính học mà vui, vui mà học nhằm giúp các bé thực sự cảm thấy thoải mái và hứng thú với bài học, qua đó dễ dàng và tự nhiên tiếp nhận các kiến thức về ngôn ngữ.Giáo viên cũng tổ chức cho các bé tham gia các hoạt động nhóm khi thực hành ngôn ngữ nhằm giúp các bé phát triển khả năng giao tiếp, sự tự tin.
hoc-tieng-anh
Giờ học nào các bé cũng được tương tác thực hành tiếng Anh với giáo viên thông qua việc sử dụng các giáo cụ trực quan như đồ chơi, truyện tranh hay các trò chơi ngôn ngữ. Thông qua các bài thơ, bài hát vui nhộn, các flash cards hấp dẫn các bé được giáo viên hướng dẫn thực hành phát âm tiếng Anh chính xác, hình thành vốn từ vựng tiếng Anh, và mẫu câu tiếng Anh cơ bản. Các hoạt động này cũng giúp các bé phát triển kỹ năng nghe và nhận biết âm tiếng Anh, tạo nền tảng cho các bé phát triển khả năng nghe nói và thực hành tiếng Anh ở các trình độ cao hơn.
Ở độ tuổi này, trẻ sẽ trải qua "Giai đoạn im lặng" khi học một ngôn ngữ mới. Trong giai đoạn này trẻ có thể dành rất nhiều thời gian tiếp nhận và ghi nhớ một ngôn ngữ trước khi sử dụng để nói và viết. Nghĩa là một đứa trẻ không thực sự nói ra điều gì nhưng vẫn có thể ngầm tiếp nhận và ghi nhớ những gì chúng học.
Hơn nữa, đặc điểm lứa tuổi này là thích nói về bản thân, gia đình, thích những cuốn sách nhiều tranh vẽ, màu sắc, thích làm thủ công, vẽ, hát, thích ăn quà, vui chơi và được nghe đọc sách truyện. Bố mẹ nên tận dụng điều này để giúp trẻ học tiếng Anh thông qua các bài hát, các câu chuyện đơn giản.
Nếu cho con đi học, bạn nên chọn các trung tâm có các buổi học được thiết kế theo phương pháp học và chơi đan xen, kết hợp các hoạt động ngôn ngữ với đồ chơi, sách truyện, đồ ăn nhẹ… để trẻ cảm thấy thoái mái và học Tiếng Anh đơn giản theo cách thú vị và hấp dẫn. Điều này sẽ giúp trẻ yêu thích và học tốt tiếng Anh nhất.

11 tháng 4, 2013

KHÓA HỌC TIẾNG ANH DÀNH CHO TUỔI MẦM NON


Trung tâm anh ngữ Smart Kids Centre mở khóa học mầm non cho các bé từ 3 tới 5 tuổi với mục tiêu giúp bé làm quen và khởi động với tiếng Anh, tạo môi trường học lý thú, tự nhiên và chất lượng.
Bé và cô Agata ở trung tâm anh ngữ SKC
Hiện nay, hình ảnh các cô cậu bé chưa bước vào lớp một cắp sách đi học tiếng Anh đã không còn xa lạ. Trái với suy nghĩ của nhiều người, việc cho bé học tiếng Anh ngay từ lứa tuổi mẫu giáo không hề có tác dụng phụ đối với tiếng mẹ đẻ mà trái lại còn mang đến những hiệu quả bất ngờ. Thông qua phương pháp tiên tiến và phù hợp với lứa tuổi trẻ em, Tiếng Anh trẻ em (tuổi mẫu giáo) nhằm tạo điều kiện cho trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo bước đầu làm quen với học ngoại ngữ (tiếng Anh), phát triển khả năng giao tiếp khẩu ngữ tự nhiên, góp phần hình thành thói quen và tâm lý yêu thích học tiếng Anh, bạo dạn trong giao tiếp và bước đầu phát triển tư duy nhận xét ở trẻ nhỏ
Đến với trung tâm anh ngữ Smart Kids Centre, các bé độ tuổi mầm non sẽ được tự do khám phá bản thân, môi trường xung quanh và giao lưu với bạn bè, thầy cô bản ngữ. Bé trở nên tự tin hơn trong giao tiếp và có thể nói tiếng Anh như một thói quen hàng ngày. 
Khóa học bao gồm bốn cấp độ và chia làm 96 giờ học.
Lớp học chỉ giới hạn từ 10 tới 12 bé. Với số lượng các bé như trên, các bé sẽ được thầy cô quan tâm hơn, có nhiều thời gian tiếp xúc và thực hành với giáo viên bản ngữ cũng như với các bạn trong lớp.
Để đánh giá chính xác trình độ của từng bé trước khi tham gia các khóa học tại trung tâm anh ngữ Smart Kids Centre
, các bé sẽ được kiểm tra đầu vào hoàn toàn miễn phí với giáo viên bản ngữ. Dựa vào đó, trung tâm sẽ sắp xếp các lớp với trình độ phù hợp với từng bé.
Trung tâm Smart Kids Centre luôn đồng hành cùng quý phụ huynh trong quá trình học của các bé. Sau mỗi buổi học, các bé sẽ được phát phiếu bài tập về nhà. Nhờ có phiếu bài tập này, quý phụ huynh có thể theo dõi được các bé đã học những gì trên lớp và có thể ôn lại bài cho các bé. Kết hợp với phiếu bài tập, trung tâm Smart Kids Centre còn có các bài kiểm tra định kì trong các khóa học (giữa kì, cuối kì), giúp quý phụ huynh nắm bắt được tiến độ học tập và sự tiến bộ của các bé qua từng giai đoạn. Đăc biệt, các thầy cô luôn luôn quan tâm, giúp đỡ các bé và phản ánh kịp thời tới quý phụ huynh khi có điều bất thường xảy ra với các bé.